Huấn Luyện Chương Trình Giảng Dạy
Huấn Luyện về Phần Thông Thạo Giáo Lý


“Huấn Luyện Phần Thông Thạo Giáo Lý,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý (năm 2022)

“Huấn Luyện Phần Thông Thạo Giáo Lý,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý

Hình Ảnh
các học viên đang học

Huấn Luyện về Phần Thông Thạo Giáo Lý

Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý

Vào năm 2016, Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giới thiệu mục đích thiết yếu của phần thông thạo giáo lý trong cuộc sống của giới trẻ ngày nay và vai trò quan trọng mà anh chị em với tư cách là giảng viên lớp giáo lý có trong việc thực hiện nó:

Hình Ảnh
Chủ Tịch M. Russell Ballard

Chỉ cách một thế hệ thôi, mà việc các em giới trẻ của chúng ta tiếp cận thông tin về lịch sử, giáo lý, và lối thực hành về Giáo Hội của chúng ta về cơ bản bị giới hạn trong các tài liệu in ấn từ Giáo Hội. Rất ít học viên tiếp cận được với các cách diễn giải thay thế khác. Đa phần, các em giới trẻ của chúng ta sống một cuộc sống được bao bọc.

Mặc dù chương trình giảng dạy vào thời điểm đó có ý tốt, nhưng nó không trang bị các học viên cho thời đại ngày nay—một thời đại mà các học viên có thể truy cập tức thì đến hầu hết tất cả mọi khía cạnh về Giáo Hội từ bất kỳ quan điểm khả dĩ nào. Ngày nay, điều họ thấy trên thiết bị di động có thể là một điều gì đó gia tăng đức tin nhưng cũng có thể thử thách đức tin của họ. …

Trước những thử thách này, Hội Đồng Giáo Dục gần đây đã chấp thuận một sáng kiến cho lớp giáo lý gọi là Thông Thạo Giáo Lý. … Sáng kiến mới này sẽ tập trung vào việc xây đắp và củng cố đức tin của học viên nơi Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố các em với nhiều khả năng hơn để sống theo và áp dụng phúc âm trong cuộc sống của mình. Bằng cách sử dụng thánh thư và những lời nói của các vị tiên tri, các em sẽ biết cách hành động theo đức tin nơi Đấng Ky Tô để đạt được sự hiểu biết thuộc linh về phúc âm của Ngài. Và các em sẽ có cơ hội để học cách áp dụng giáo lý của Đấng Ky Tô và các nguyên tắc phúc âm cho những câu hỏi và thử thách mà các em nghe thấy hằng ngày ở giữa bạn bè và trên phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Sáng kiến này được soi dẫn đúng thời điểm. Sáng kiến này sẽ có ảnh hưởng tuyệt vời đối với những người trẻ tuổi của chúng ta. Tuy nhiên, sự thành công của phần Thông Thạo Giáo Lý, và của tất cả các chương trình học khác trong CES (Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội), sẽ phụ thuộc nhiều vào các anh chị em. (M. Russell Ballard, “The Opportunities and Responsibilities of CES Teachers in the 21st Century” [buổi họp tối với Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 26 tháng Hai năm 2016], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

  • Anh chị em nhận thấy điều gì nổi bật từ những điều mà Chủ Tịch Ballard chia sẻ?

  • Anh chị em nghĩ tại sao giới trẻ ngày nay cần được chuẩn bị một cách khác hơn để củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô so với những thế hệ trước đây?

Việc Thông Thạo Giáo Lý trong Chương Trình Giảng Dạy

Trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên, những kinh nghiệm học tập thông thạo giáo lý được gồm vào hằng tuần để giúp các học viên đạt được kết quả của phần thông thạo giáo lý. Những kết quả này bao gồm việc giúp đỡ học viên

  • học hỏi và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và

  • thông thạo các đoạn thánh thư được chọn ra và giáo lý của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mà các đoạn đó giảng dạy.

Nhờ thông thạo các đoạn đã được chọn ra và giáo lý của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mà các đoạn đó giảng dạy, học viên sẽ có thể

  • biết và hiểu rõ giáo lý được giảng dạy trong các đoạn thánh thư để thông thạo giáo lý;

  • giải thích giáo lý đó một cách rõ ràng bằng cách sử dụng những đoạn thánh thư liên quan để thông thạo giáo lý;

  • áp dụng giáo lý của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong những lựa chọn hằng ngày và trong các câu trả lời của họ đối với những câu hỏi và các vấn đề về giáo lý, cá nhân, xã hội, và lịch sử; và

  • ghi nhớ và tìm được các đoạn thánh thư để thông thạo giáo lý cùng học thuộc các cụm từ thánh thư then chốt.

Bài Học về “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh”

Anh chị em có thể giới thiệu với học viên các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh bằng cách giảng dạy bài “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” phần 1, 2 và 3. Hãy nhớ giảng dạy từng bài học này khi lớp giáo lý diễn ra gần thời điểm bắt đầu của năm học. Những bài học này đưa ra các nguyên tắc nền tảng mà các bài học thông thạo giáo lý khác sẽ xây dựng trên. Các bài học đạt được sự hiểu biết thuộc linh nên được giảng dạy mỗi năm của lớp giáo lý. Mỗi phần giới thiệu cho học viên một trong các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  • Phần 1. Hành Động với Đức Tin

  • Phần 2. Xem xét các câu hỏi và mối bận tâm với một quan điểm vĩnh cửu

  • Phần 3. Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định

Bài Học về Đoạn Thông Thạo Giáo Lý

Có hai bài học đi kèm với mỗi đoạn giáo lý thông thạo, một bài học về ngữ cảnh và bài học về thông thạo giáo Lý. Những kết quả của phần thông thạo giáo lý được giải đáp chung với nhau trong hai bài học này.

Trong bài học về ngữ cảnh, đoạn thông thạo giáo lý được giới thiệu trong ngữ cảnh của nhóm thánh thư đó. Học viên nên dành đủ thời gian để nghiên cứu giáo lý mà đoạn thánh thư đó giảng dạy để các em biết và hiểu được giáo lý đó. Điều này giúp chuẩn bị học viên để giải thích và sử dụng giáo lý trong bài học về đoạn thông thạo giáo lý tiếp theo.

Hình Ảnh
chart of contextual lesson and doctrinal mastery passage lesson

Trong bài học về đoạn thông thạo giáo lý, các học viên sẽ có một cơ hội để giải thích giáo lý bằng cách sử dụng đoạn thông thạo giáo lý và bắt đầu học thuộc cụm từ thánh thư tham khảo và thánh thư then chốt. Anh chị em cũng có thể khuyến khích các học viên học thuộc cả đoạn thánh thư này. Việc giúp đỡ học viên giải thích giáo lý và học thuộc cụm từ thánh thư tham khảo và then chốt là kết quả quan trọng của phần thông thạo giáo lý. Các sinh hoạt học tập này không cần phải mất nhiều thời gian nhưng quan trọng là chúng phải được ưu tiên.

Phần “Áp dụng thực hành” nên chiếm phần lớn thời gian trong bài học về đoạn thông thạo giáo lý. Mỗi phần áp dụng thực hành, bắt đầu với một cơ hội cho học viên ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Học viên nên thường xuyên ôn lại các nguyên tắc này để các em trở nên tự tin sử dụng chúng. Hãy cẩn thận để đừng cho rằng việc một hoặc hai học viên biết rõ các nguyên tắc tức là tất cả các học viên đều biết chúng.

Sau khi ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh, học viên sẽ được giới thiệu về một tình huống minh họa cho sự hiểu biết đúng đắn về giáo lý chân chính có thể giúp giải thích một thắc mắc hoặc giải quyết một tình huống. Các học viên có thể thực hành sử dụng giáo lý được giảng dạy trong đoạn thông thạo giáo lý và các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh để đáp lại thắc mắc hoặc tình huống đó.

Anh chị em có thể điều chỉnh các tình huống và câu hỏi gợi ý hoặc những sinh hoạt học tập khác khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của học viên tốt hơn. Hãy đảm bảo rằng bất kỳ sự điều chỉnh nào cũng đều mang đến cho học viên những cơ hội để thực hành áp dụng giáo lý và các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh cho một tình huống thực tế.

Anh chị em cũng sẽ nhận ra rằng vào cuối mỗi bài học thông thạo giáo lý là có một phần ôn tập gợi ý để thực hiện trong lớp vài ngày sau đó. Những sinh hoạt ôn tập này được thiết kế để giúp học viên học thuộc phần tham khảo thánh thư và các cụm từ thánh thư then chốt cho mỗi đoạn thông thạo giáo lý.

Ôn Tập Thông Thạo Giáo Lý

Một vài nhóm thánh thư hằng tuần trong lịch học tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta thì không bao gồm một đoạn thông thạo giáo lý. Vào những tuần đó, để học viên có kinh nghiệm học các đoạn thông thạo giáo lý hằng tuần, sách hướng dẫn dành cho giảng viên, sách hướng dẫn dành cho học viên, và chương trình giảng dạy lớp giáo lý trực tuyến có đưa vào một bài ôn tập thông thạo giáo lý để giảng dạy như một trong số năm bài học. Những bài học này được thiết kế để giúp học viên học thuộc phần tham khảo thánh thư và các cụm từ thánh thư then chốt, hiểu giáo lý và áp dụng giáo lý đó.

Nếu có một bài học về đoạn thông thạo giáo lý mà học viên đã hoặc sẽ bị bỏ lỡ do nghỉ học theo thời khóa biểu của trường, anh chị em có thể giảng dạy những bài học về đoạn thông thạo giáo lý này thay cho phần ôn tập thông thạo giáo lý. Bài học về bối cảnh đi kèm với bài học thông thạo giáo lý cũng cần được chuyển đến một ngày khác hoặc thay thế một bài học khác trong tuần đó. Hãy tham khảo bản hướng dẫn về tiến độ giảng dạy từ người điều phối hoặc quản trị viên chương trình của anh chị em để xem khi nào anh chị em nên giảng dạy các bài học thông thạo giáo lý học viên bỏ lỡ do thời khóa biểu của trường.

Các Kỹ Năng để Giảng Dạy Phần Thông Thạo Giáo Lý Một Cách Hiệu Quả

Các buổi huấn luyện sau đây giảng dạy các kỹ năng mà có thể giúp học viên nắm vững phần thông thạo giáo lý. Mỗi buổi huấn luyện (1) xác định và định nghĩa kỹ năng đó, (2) cung cấp một khuôn mẫu và thực hành về cách sử dụng kỹ năng này, (3) gồm có việc tạo điều kiện để suy ngẫm bằng cách phân tích kỹ năng đó, và (4) đưa ra một lời mời để kết hợp kỹ năng này vào việc giảng dạy của anh chị em.

Giải thích lý do của một sinh hoạt thông thạo giáo lý.

Định nghĩa:

Việc chia sẻ một lý do để thực hiện một sinh hoạt thông thạo giáo lý có thể thúc đẩy học viên tham gia vào sinh hoạt này. Điều đó cũng có thể cho phép Đức Thánh Linh giảng dạy họ về tầm quan trọng của sinh hoạt này. Sau khi anh chị em nêu rõ điều mà lớp học sẽ thực hiện, hãy chia sẻ một hoặc hai lý do tại sao anh chị em đang thực hiện sinh hoạt này để học viên có thể hiểu được giá trị của việc thực hiện sinh hoạt đó.

Mẫu:

“Cả lớp, trong vài phút nữa, chúng ta sẽ giải thích giáo lý mà chúng ta học được từ Lu Ca 2:10–12 rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của thế gian. Một lý do chúng ta đang làm điều này là để giúp chúng ta có thể tự tin trả lời nếu một người nào đó mà chúng ta quen biết hỏi chúng ta lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô là quan trọng đối với chúng ta.”

Thực Hành:

Hoàn tất những lời nhắc sau đây.

  1. “Được rồi, cả lớp. Chúng ta hãy thực hiện một sinh hoạt mà sẽ giúp chúng ta thuộc lòng phần tham khảo giáo lý thông thạo bằng cụm từ chính yếu. Một lý do chúng ta đang cố gắng học thuộc lòng điều này là …”

  2. “Trong vài phút nữa, chúng ta sẽ ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Việc biết được những nguyên tắc này có thể giúp chúng ta …”

  3. “Chúng ta sẽ thực tập bằng cách sử dụng cả ba nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Việc sử dụng các nguyên tắc này có thể …”

Phân Tích:

Anh chị em đang học được điều gì khi tập giải thích các lý do để thực hiện một sinh hoạt thông thạo giáo lý?

Kết Hợp:

Khi anh chị em chuẩn bị mỗi sinh hoạt thông thạo giáo lý, hãy viết xuống ít nhất một lý do tại sao sinh hoạt đó sẽ có giá trị đối với học viên.

Mời học viên ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Định nghĩa:

Khi anh chị em thường xuyên ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh với lớp học của mình, Đức Thánh Linh có thể giúp học viên ghi nhớ và sử dụng các nguyên tắc này trong những lúc cần thiết. Anh chị em có thể mời học viên xem lại các nguyên tắc này trước khi anh chị em chia sẻ tình huống hoặc trong khi học viên đang giải quyết các tình huống. Những lời mời này gồm có việc đưa ra một cơ hội cho học viên ôn lại ít nhất một nguyên tắc, những hướng dẫn về việc họ nên xem lại nguyên tắc đó trong bao lâu, và cơ hội để họ chia sẻ điều họ đã học được. Bằng cách làm như vậy, học viên có thể sử dụng các nguyên tắc tốt hơn như là một phần của việc tập áp dụng.

Mẫu:

Hôm nay, khi chúng ta ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh từ Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2018), chúng ta sẽ chia thành các nhóm ba người. Mỗi nhóm sẽ ôn lại một nguyên tắc khác nhau.

Dành ra ba đến bốn phút để đọc và chuẩn bị chia sẻ với nhóm của mình một cách mà nguyên tắc của anh chị em có thể giúp một người nào đó đang đối mặt với một thắc mắc hoặc hoàn cảnh khó khăn.

Thực Hành:

  1. Viết xuống một lời mời cho mỗi học viên để ôn lại một nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  2. Tập đưa ra lời mời cho một đồng nghiệp, người trong gia đình hoặc bạn bè.

Phân Tích:

Khi thực tập, anh chị em đang học được điều gì về tầm quan trọng của việc đưa ra một lời mời rõ ràng và có chủ ý để ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh?

Kết Hợp:

Viết xuống một kế hoạch để thường xuyên mời học viên ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Đặt những câu hỏi mà giúp học viên phát biểu về cách mà ba nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp đỡ một người nào đó đang đối mặt với một thắc mắc hoặc hoàn cảnh khó khăn.

Định nghĩa:

Sau khi học viên xem lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và đọc tình huống thực hành, hãy đặt cho họ những câu hỏi để mời họ phát biểu về những nguyên tắc nào có thể giúp ích trong tình huống đó. Các câu hỏi của anh chị em nên:

  1. Là câu hỏi mở.

  2. Giúp học viên đề cập đến cả ba nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  3. Cho phép học viên chia sẻ những gì họ nghĩ và cảm nhận.

Khi học viên tìm cách trả lời những câu hỏi này, họ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thắc mắc và hoàn cảnh trong cuộc sống của họ bằng đức tin.

Mẫu:

Hãy nhớ rằng học viên đã xem lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và nghiên cứu tình huống này rồi.

  • Nguyên tắc nào của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh sẽ giúp anh chị em trong tình huống này, và tại sao?

  • Làm thế nào nguyên tắc đó có thể giúp anh chị em khi anh chị em gặp một câu hỏi giống như câu hỏi trong tình huống này?

  • Anh chị em nghĩ nguyên tắc này có thể hữu ích như thế nào nữa?

  • Làm thế nào một nguyên tắc khác của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể hữu ích trong tình huống này?

Thực Hành:

Hãy nhớ rằng học viên đã xem lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và nghiên cứu tình huống này rồi.

  1. Hoàn tất sinh hoạt sau đây với một người khác. Anh chị em là giảng viên, và người kia là học viên của anh chị em. Học viên của anh chị em mới vừa đọc xong và suy ngẫm về tình huống sau đây. Hỏi em học viên đó những câu hỏi trong khuôn mẫu và để cho em ấy trả lời.

    Một trong những người bạn không theo đạo của các em gần đây nhìn thấy một cặp truyền giáo đang nói chuyện với một số người trong công viên. Người bạn này hỏi các em: “Tại sao những người truyền giáo từ giáo hội của bạn lại đi thuyết giảng về Chúa Giê Su? Có vẻ như các bạn đang cố gắng ép buộc niềm tin của mình vào người khác. Tại sao bạn không để họ được hạnh phúc như họ đang có?”

  2. Dành ra năm phút và viết xuống nhiều câu hỏi hơn mà anh chị em có thể đặt ra để giúp học viên phát biểu cách mà ba nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp họ và những người khác với những thắc mắc hoặc hoàn cảnh khó khăn.

Phân Tích:

Điều gì có thể xảy ra trong cuộc sống của học viên khi họ nói về cách các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp họ và những người khác khi gặp một thắc mắc hoặc hoàn cảnh khó khăn?

Kết Hợp:

Anh chị em có thể làm gì để giúp học viên phát biểu cách mà các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp họ và những người khác khi gặp một thắc mắc hoặc hoàn cảnh khó khăn?

Kết Luận

Hãy tưởng tượng các học viên của anh chị em sẽ có thể trả lời các câu hỏi hoặc thắc mắc như thế nào sau bốn năm thực hành phần thông thạo giáo lý. Ở thời gian đầu, các học viên sẽ cần nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ hơn từ anh chị em với tư cách là một giảng viên để áp dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý vào các tình huống thực tế. Tuy nhiên, khi anh chị em tiếp tục thực hiện phần thông thạo giáo lý trong lớp của mình và cho học viên các cơ hội để thực hành thường xuyên, việc họ áp dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý sẽ trở thành một điều gì đó mà học viên tự nhiên thực hiện. Đây là một cách mà anh chị em có thể giúp các học viên của mình xây đắp nền tảng vững chắc trên đá của Chúa Giê Su Ky Tô và giáo lý của Ngài. Hãy làm tất cả những gì anh chị em có thể để giúp đỡ các học viên đạt được các kết quả của phần thông thạo giáo lý.

Nghiên Cứu Tình Huống

Kinh Nghiệm của Hannah với Phần Thông Thạo Giáo Lý và Cách mà Phần Thông Thạo Giáo Lý đã Ban Phước cho Cuộc Sống của Em Ấy

Hannah là học viên năm đầu của lớp giáo lý. Trong một vài bài học đầu tiên của năm học, em ấy được giới thiệu về phần thông thạo giáo lý và các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Tối hôm đó, mẹ của Hannah hỏi em rằng: “Con đã học được gì trong lớp giáo lý ngày hôm nay?” Hannah đáp: “Chúng con học về phần thông thạo giáo lý.” Mẹ của em ấy hỏi tiếp: “Thông thạo giáo lý là gì?”

“Con cũng không biết chắc. Chúng con sẽ học một vài thánh thư nhất định. Chúng con trao đổi về những cách để học lẽ thật thuộc linh, nhưng con không biết giải thích như thế nào.”

Trong suốt bài học đoạn thông thạo giáo lý đầu tiên, lớp của Hannah dành thời gian để ôn lại các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Khi giảng viên của em ấy yêu cầu cả lớp tóm lược các nguyên tắc này, Hannah không chắc là mình có thể làm được. Em ấy biết ơn khi một bạn cùng lớp của mình xung phong và đưa ra một phần tóm lược tốt về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hannah cảm thấy phần tóm lược của bạn cùng lớp của mình làm tăng sự hiểu biết của em ấy.

Vào cuối học kỳ, Hannah làm bài đánh giá phần thông thạo giáo lý. Em ấy được yêu cầu tóm lược các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh và chia sẻ về lần mà em ấy áp dụng các nguyên tắc đó trong cuộc sống của mình. Em ấy cảm thấy tự tin làm một bản tóm lược, nhưng em ấy không thể nhớ về lần mà em ấy đã sử dụng các nguyên tắc đó. Quả thực, em ấy biết các nguyên tắc là gì nhưng cảm thấy rằng em ấy cần thực hành nhiều hơn để có thể sử dụng các nguyên tắc trong cuộc sống của mình.

Hannah tiếp tục nghiên cứu phần thông thạo giáo lý mỗi tuần trong lớp giáo lý. Em ấy thích các bài học và thích nghiên cứu các trường hợp khác nhau mà đã giúp em ấy thực hành sử dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Sự tự tin của em ấy về khả năng của mình để biết và giải thích các thánh thư đã gia tăng khi em ấy học thuộc các câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt của phần thông thạo giáo lý. Ngoài ra, em ấy cảm thấy một sự an ủi dịu dàng rằng Cha Thiên Thượng hài lòng với nỗ lực để đạt được sự thông thạo giáo lý của em. Em cảm thấy một ước muốn tiếp tục học và thậm chí dành thời gian của mình ngoài lớp giáo lý để học thuộc các đoạn thánh thư với ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý.

Trong năm thứ hai của lớp giáo lý, Hannah đã bắt đầu hiểu rõ hơn các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Em ấy cảm thấy tự tin hơn trong việc nghiên cứu các trường hợp áp dụng thực hành nhưng vẫn còn không chắc là liệu mình có thể tự làm một mình. Em ấy biết ơn cho sự giúp đỡ của giảng viên và các bạn cùng lớp của mình. Em ấy tiếp tục học thuộc các câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt. Em ấy bắt đầu cảm thấy tự tin hơn trong việc giải thích các giáo lý được giảng dạy trong các đoạn thánh thư. Khi những đoạn thánh thư đó được thảo luận trong buổi học thánh thư gia đình hoặc tại nhà thờ, Hannah cảm thấy tự tin đóng góp vào cuộc thảo luận và cảm nhận được tình yêu thương của Chúa khi em ấy chia sẻ.

Khi Hannah học phần thông thạo giáo lý trong năm thứ ba của lớp giáo lý, em ấy đã nhận thấy một sự phát triển rõ rệt trong khả năng thực hành các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh của mình. Khi một người quen đưa ra một câu hỏi về Giáo Hội, Hannah hành động theo đức tin bằng cách dựa vào những gì em ấy đã biết và tìm tòi thêm thông tin qua việc sử dụng các nguồn tài liệu phương tiện đã được Chúa quy định. Em ấy vẫn chưa tự tin lắm trong việc xem xét và hiểu các câu hỏi cùng mối bận tâm khác nhau với quan điểm vĩnh cửu. Em thấy rõ ràng rằng mình cần luyện tập thêm trong lĩnh vực này.

Hannah thực sự thích thú các bài học thông thạo giáo lý trong năm cuối cùng của lớp giáo lý. Em ấy đã cảm thấy như mình có thể giúp đỡ các bạn cùng lớp thực hành sử dụng các nguyên tắc của việc đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Em ấy nhớ lại điều đó lúc đầu đã khó như thế nào đối với mình và em ấy sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng lớp của mình thực hành và phát triển. Em ấy cũng ngày càng cảm thấy tự tin hơn trong việc giải thích các giáo lý và rất vui rằng em ấy có thể sử dụng nhiều đoạn thánh thư khác nhau từ trí nhớ. Khả năng của em ấy để xem xét và hiểu các vấn đề với một quan điểm vĩnh cửu được cải thiện.

Sau khi tốt nghiệp, Hannah đã đối mặt với một thử thách nghiêm trọng về đức tin. Một người mà em ấy yêu mến và tin tưởng đã thử thách đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội phục hồi của Ngài. Thoạt tiên, Hannah bị sốc bởi thông tin mình nhận được. Tuy nhiên, khi em ấy thành tâm cầu nguyện về vấn đề đó, em ấy cảm thấy Thánh Linh mang sự an ủi đến cho mình khi em nhớ lại những điều mình đã học được từ phần thông thạo giáo lý trong lớp giáo lý. Em ấy đã có thể hành động với đức tin, nhìn nhận các vấn đề với một quan điểm vĩnh cửu, và tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua việc sử dụng các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định. Nhiều đoạn thánh thư mà em đã học thuộc đến trong trí nhớ của em. Sau nhiều nghiên cứu và cầu nguyện, em cảm thấy bình an và an ủi với sự hiểu biết, câu trả lời, và chứng ngôn tăng trưởng mà em nhận được.

Hannah cảm thấy biết ơn về kinh nghiệm với phần thông thạo giáo lý trong lớp giáo lý. Điều đó đã giúp em có được sự tự tin rằng trong tương lai, em có thể cố gắng và vượt qua bất kỳ sự tấn công nào đối với đức tin của mình.

  • Anh chị em nghĩ bằng cách nào các học viên của mình đang có được những kinh nghiệm tương tự như của Hannah?

  • Anh chị em học được gì từ ví dụ này mà có thể giúp anh chị em khi giảng dạy phần thông thạo giáo lý cho học viên của mình?