2015
Các Thuộc Tính của Chúa Giê Su Ky Tô: Đức Hạnh
tháng sáu 2015


Sứ Điệp Thăm Viếng Giảng Dạy của Hội Phụ Nữ, tháng Sáu năm 2015

Các Thuộc Tính của Chúa Giê Su Ky Tô: Đức Hạnh

Thành tâm nghiên cứu tài liệu này và tìm cách biết phải chia sẻ điều gì. Làm thế nào việc hiểu biết về thiên tính của Đấng Cứu Rỗi sẽ gia tăng đức tin của các chị em nơi Ngài và ban phước cho những người mà các chị em trông nom chăm sóc qua việc thăm viếng giảng dạy? Để biết thêm chi tiết, xin mời vào trang mạng reliefsociety.lds.org.

Đức tin, Gia đình, Trợ giúp

“Hãy để cho đức hạnh của ngươi làm đẹp tư tưởng của ngươi luôn luôn; rồi thì niềm tin của ngươi sẽ vững mạnh trong sự hiện diện của Thượng Đế; và giáo lý của chức tư tế sẽ nhỏ giọt xuống tâm hồn ngươi như những hạt sương từ thiên thượng. Đức Thánh Linh sẽ là người bạn đồng hành luôn luôn ở bên ngươi” (GLGƯ 121:45-46).

Nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với đoạn thánh thư này, vậy đức hạnh là gì? Đức hạnh là “một mẫu mực của sự suy nghĩ và hành vi dựa trên tiêu chuẩn đạo đức cao.”1 “Từ gốc La Tinh virtus có nghĩa là sức mạnh.”2 Chủ Tịch James E. Faust (1920-2007) đã nói rằng: “Đức hạnh trong ý nghĩa trọn vẹn hơn của nó là bao gồm tất cả các nét đặc trưng của sự ngay chính mà giúp hình thành lên tính cách của chúng ta.”3 Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đã bổ sung: “Tình yêu thương của Thượng Đế là gốc rễ của tất cả đức hạnh.”4

Chị Elaine S. Dalton, cựu chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nữ, đã dạy rằng: “Chúa khuyên dạy mỗi người con gái yêu quý của Ngài, bao gồm các chị em và tôi, là ‘bước đi trên những con đường đức hạnh’ (GLGƯ 25:2). Các chị em không phải là khác thường. Các chị em không tầm thường đâu. Các chị em là con gái của Thượng Đế.”5

Khi chúng ta mong muốn trở nên giống như Đấng Ky Tô- là đấng sở hữu mọi đức hạnh trong sự trọn vẹn- chúng ta sẽ phát triển các mẫu mực của sự ngay chính mà sẽ củng cố chúng ta.

Các Câu Thánh Thư Bổ Sung

Châm Ngôn 31:10; Lu Ca 8:46; Phi Líp 4:8; 2 Phi E Rơ 1:3–5

Từ Thánh Thư

Chị Dalton đã nói :“Đức hạnh là một điều tiên quyết để bước vào đền thờ thánh của Chúa và để nhận được sự hướng dẫn của Thánh Linh,”.6

Chúng ta có thể thấy cách thức mà đức hạnh làm cho chúng ta có khả năng khi chúng ta nghiên cứu cuộc sống của An Na, là một góa phụ mà “chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện.” (Lu Ca 2:37). Bà ta trông đợi Đấng Ky Tô đến. Khi bà ấy 84 tuổi, Giô Sép và Ma Ri đem con trẻ là Chúa Giê Su “tới đền thờ, và Si mê ôn đã nói với Ma Ri, “Đây, con trẻ nầy đã định làm một cớ cho nhiều người trong Y Sơ Ra En vấp ngã hoặc dấy lên.” Và Khi An Na thấy vậy, bà ấy “cũng thình lình đến đó, ngợi khen Đức Chúa Trời, và nói chuyện về con trẻ với mọi người trông đợi sự giải cứu của thành Giê Ru Sa Lem.” (Lu Ca 2:27, 34, 38).

An Na đã phát triển được một mẫu mực của đức hạnh. Bởi vì sự trung tín, bà ấy đã có thể nhận ra Đấng Cứu Rỗi và lời tiên tri về sự giải cứu của Ngài khi Ma Ri và Giô Sép mang Ngài tới đền thờ.

Ghi Chú

  1. Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn cho Sự Phục Vụ Truyền Giáo (2004), 118.

  2. Elaine S. Dalton, “Sự Trở Lại với Đức Hạnh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, 79.

  3. James E. Faust, “Đức Hạnh của Những Người Con Gái Ngay Chính của Thượng Đế,” Liahona, tháng Năm năm 2003, 108.

  4. Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008), “Excerpts from Recent Addresses of President Gordon B. Hinckley,” Ensign, tháng Mười Hai năm 1996, 73.

  5. Elaine S. Dalton, “Chúng Ta Hãy Lên Núi của Chúa,” Liahona, Tháng Năm năm 2009, 121.

  6. Elaine S. Dalton, “Sự Trở Lại với Đức Hạnh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, 79.

Hãy Suy Nghĩ về Điều Này

Tính đức hạnh làm cho chúng ta có khả năng và củng cố chúng ta như thế nào?