Thư Viện
Lắng Nghe với Lòng Khiêm Nhường


“Lắng Nghe với Lòng Khiêm Nhường,” Các Đề Tài và Câu Hỏi (năm 2023)

Hình Ảnh
người nam và người nữ ngồi trên băng ghế công viên trong khi người phụ nữ nói và người nam đang lắng nghe

Giúp Đỡ Người Khác về Những Thắc Mắc của Họ

Lắng Nghe với Lòng Khiêm Nhường

Anh Cả Jeffrey R. Holland nhớ lại: “[Chủ Tịch Russell M. Nelson] có lần đã nói với tôi rằng một trong những quy tắc đầu tiên của câu hỏi thăm dò trong y khoa là ‘Hãy hỏi bệnh nhân xem đau ở đâu’. Ông nói: ‘Bệnh nhân sẽ là người hướng dẫn tốt nhất cho ta để chẩn đoán đúng và rồi điều trị.’”1 Khi một người bạn hoặc một người trong gia đình tìm đến anh chị em với những câu hỏi khó hoặc những quan ngại về Giáo Hội, thì hãy dành thời gian để lắng nghe. Họ đang tìm đến anh chị em vì họ tin cậy anh chị em. Hãy đền đáp cho sự tin cậy đó bằng cách trước hết tìm cách hiểu được nhu cầu của họ.

Rất khó để lắng nghe với lòng khiêm nhường. Điều này đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn. Nhưng đó là một kỹ năng chúng ta có thể học được. Việc chăm chú lắng nghe và kết nối thật sự có thể là sự chữa lành cho một người nào đó đang chia sẻ tính dễ bị tổn thương hoặc thắc mắc. Hãy thử một số cách thực hành lắng nghe sau đây để nghe và hiểu rõ hơn những người thân yêu của anh chị em:

  • Trước hết cố gắng để hiểu. Chúng ta thường nghĩ rằng mình biết cách giải quyết mối bận tâm của người khác. Chúng ta chỉ muốn trả lời những câu hỏi của họ và bảo họ đừng lo lắng nữa. Sự thúc đẩy này thường được tập trung vào chúng ta thay vì vào nhu cầu của họ. Dành thời gian ra để lắng nghe câu chuyện về việc làm thế nào họ lâm vào tình trạng này hôm nay. Hãy chắc chắn rằng anh chị em hiểu những câu hỏi của họ. Cho thấy sự tôn trọng nếu anh chị em biết được quan điểm của họ là trái ngược với quan điểm của chính mình. Tránh chỉ trích hoặc buộc tội họ. Khi chúng ta nhanh chóng đưa ra một câu trả lời quá đơn giản, thì họ có thể cảm thấy như chúng ta đang đánh giá thấp kinh nghiệm của họ. Cách tốt nhất để bắt đầu là tìm hiểu quan điểm của họ thay vì cố gắng thay đổi quan điểm đó.

  • Nhìn nhận kinh nghiệm của họ. Mặc dù có thể không hiểu hoặc đồng ý với mối bận tâm của người khác, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn nhận lòng chân thành của họ và nỗi đau đớn mà họ có thể đang cảm thấy. Trong một nỗ lực để cho thấy sự đồng cảm, đôi khi chúng ta so sánh những kinh nghiệm của họ với kinh nghiệm của riêng mình. Điều quan trọng là phải nhớ rằng kinh nghiệm của mọi người đều khác nhau. Có thể tốt hơn là nên nói một lời giống như sau: “Tôi không thể tưởng tượng được điều anh/chị đang cảm nhận” hoặc “Hãy giúp tôi hiểu.”

  • Tránh bác bỏ hoặc phê phán. Đến lúc một người bạn hoặc một người thân đã quyết định nói chuyện với anh chị em về những thắc mắc của họ thì có lẽ họ đã dành ra thời gian để tự mình tìm tòi và suy nghĩ. Hãy cẩn thận đừng kết thúc cuộc trò chuyện bằng cách gạt bỏ những thắc mắc của họ hoặc đưa ra những lời phê phán. Điều này có thể gây tổn thương cho họ và cho khả năng giúp đỡ của anh chị em. Những câu hỏi chân thành của họ đáng để cho anh chị em nỗ lực chân thành lắng nghe.

  • Hãy luôn kiềm chế những cảm xúc của anh chị em. Là điều bình thường để cảm thấy băn khoăn hoặc lo âu khi một người thân đến gặp anh chị em với những thắc mắc về đức tin của họ. Cố gắng đừng để những cảm xúc này trở thành một cản trở cho cuộc trò chuyện hữu hiệu. Nếu anh chị em cảm thấy tức giận, thì có lẽ tốt hơn là hỏi xem anh chị em có thể dừng lại một chút và tiếp tục cuộc trò chuyện sau đó không. Đấng Cứu Rỗi khuyên dạy chúng ta phải tránh tranh cãi và tức giận.2 Chúng ta có thể học cách không đồng tình nhưng không khó chịu.3

  • Hãy đưa ra những câu hỏi mở. Những câu hỏi mở khuyến khích người khác chia sẻ những ý nghĩ, cảm nghĩ, và kinh nghiệm của họ. Chúng không nhất thiết phải có câu trả lời đúng hay sai. Ví dụ: “Anh/chị có thể nói cho tôi biết thêm không?” “Anh/chị cảm thấy như thế nào về điều đó?” “Anh/chị có thể giúp tôi hiểu được không?” “Tôi có thể làm gì để giúp đỡ anh/chị?” Việc đặt ra những câu hỏi hay cho thấy rằng anh chị em quan tâm và sẽ giúp anh chị em tránh được sự hiểu lầm.

  • Thừa nhận những hạn chế của mình. Một cơ hội tốt là bạn bè và những người thân mà đến với anh chị em thì sẽ nghiên cứu sâu rộng thêm về những câu hỏi của họ hơn là anh chị em. Sẽ không sao nếu anh chị em không có câu trả lời sẵn sàng hoặc nếu đây là lần đầu anh chị em học về một điều gì đó. Đừng ngại đặt ra các câu hỏi để làm sáng tỏ điều mà anh chị em không hiểu. Anh chị em có thể không đồng ý với tất cả những kết luận của họ, nhưng hãy đồng tình với điều mình có thể đồng ý mà không làm sai lệch các cảm giác của mình. Anh chị em cũng có thể yêu cầu có thời gian để tự mình nghiên cứu đề tài và sau đó tiếp tục cuộc thảo luận khi anh chị em có thêm thông tin.

Các câu thánh thư then chốt: Ê Phê Sô 4:29; Mô Si A 18:21; 3 Nê Phi 11:29

Ghi Chú

  1. Jeffrey R. Holland, “Witnesses unto Me,” Ensign, tháng Năm năm 2001, trang 15.

  2. Xin xem 3 Nê Phi 11:29.

  3. Xin xem “Microtraining 1: How to Disagree without Becoming Disagreeable,” trong Answering My Gospel Questions (năm 2022), trang 36–37.