Viện Giáo Lý
Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu (Tôn Giáo 250)


Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu (Tôn Giáo 250)

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Câu Hỏi

  1. Tôi có thể học được điều gì từ Đấng Ky Tô về việc vâng theo ý muốn của Cha Thiên Thượng?

    Câu trả lời của các em nên gồm có:

    • Những điều giảng dạy hoặc các tấm gương từ giáo vụ vĩnh cửu của Đấng Cứu Rỗi mà minh họa việc Ngài vâng lời Cha Thiên Thượng.

    • Việc Chúa Giê Su vâng lời Cha Thiên Thượng liên quan đến vai trò môn đồ của cá nhân các em như thế nào.

    • Tại sao tấm gương vâng lời của Đấng Cứu Rỗi quan trọng đối với các em và cách Ngài có thể giúp các em thực hiện những bước cần thiết để củng cố vai trò môn đồ của mình.

    • Tấm gương vâng lời của Đấng Cứu Rỗi giúp các em như thế nào trong việc tuân theo ý muốn của Cha Thiên Thượng.

  2. Tại sao tôi cần Đấng Cứu Rỗi?

    Câu trả lời của các em nên gồm có:

    • Những trở ngại chính yếu mà chúng ta cần phải vượt qua bởi vì trạng thái sa ngã của chúng ta.

    • Cách thức mà những vai trò khác nhau của Đấng Cứu Rỗi trong suốt giáo vụ vĩnh cửu của Ngài giúp con cái của Cha Thiên Thượng vượt qua những trở ngại này.

    • Điều chúng ta cần phải làm để chấp nhận và mời sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

    • Ít nhất một cách mà các em đã cảm thấy sự giúp đỡ thiêng liêng của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của mình để vượt qua những thử thách và trở ngại.

  3. Tôi đã học được điều gì trong khóa học này về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm trường cửu mà đã ban phước cho cuộc sống của tôi?

    Các em có thể khai triển hoặc kết nối những ý tưởng từ các câu trả lời trước đó hoặc viết về một đề tài mới.

    • Nói rõ trong một hoặc hai câu về giáo lý mà các em học được.

    • Giải thích giáo lý này bằng cách sử dụng các tấm gương từ thánh thư hoặc những lời của các vị tiên tri.

    • Chia sẻ cách thức mà những lời giảng dạy, tấm gương, hoặc Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi đã ban phước cho cuộc sống của các em.

    • Viết xuống chứng ngôn của các em về điều các em đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm trường cửu.

Những Điểm Chính của Giáo Lý

Thông tin sau đây đã được biên soạn bằng cách sử dụng những điểm chính ở trong các bài học cho khóa học này. Các con số trong dấu ngoặc mà kèm theo những lời trích dẫn cho thấy số của bài học trong sách Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu, Sách Học dành cho Giảng Viên (2015), là nơi mà lời phát biểu có thể được tìm thấy. So sánh câu trả lời của các em với thông tin dưới đây. Nếu có một điểm chính về giáo lý từ việc ôn lại này mà các em không gồm vào trong câu trả lời của mình, thì hãy cân nhắc việc sửa lại câu trả lời của các em trước khi nộp. Các em không cần phải sao chép đúng nguyên văn thông tin này vào câu trả lời của các em; chỉ cần chắc chắn rằng các em hiểu những giáo lý này và truyền đạt sự hiểu biết đó. Bởi vì câu hỏi 3 cần một câu trả lời riêng tư nhiều hơn, nên không có điểm chính nào cho câu hỏi đó.

  1. Tôi có thể học được điều gì từ Đấng Cứu Rỗi về việc vâng theo ý muốn của Đức Chúa Cha?

    Những điều giảng dạy hoặc các tấm gương từ giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi mà minh họa việc Ngài vâng lời theo Cha Thiên Thượng:

    • “Đức Giê Hô Va đã được chọn lựa từ lúc khởi đầu. Một lý do Đức Giê Hô Va đã được chọn là vì Ngài cố gắng làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha và dâng hết tất cả vinh quang lên Đức Chúa Cha” (2).

    • “Mặc dù vô tội, nhưng [Chúa Giê Su Ky Tô] chịu phép báp têm để làm cho trọn mọi việc công bình” (8; “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ, Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô,” Ensign hoặc Liahona, tháng Tư năm 2000, 2).

    • “Kế hoạch cứu rỗi đòi hỏi Chúa Giê Su phải hoàn toàn vâng lời để Sự Chuộc Tội có thể được thực hiện” (9).

    • “Ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha ta đã dạy ta …; vì ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài” (Giăng 8:28–29).

    Việc Chúa Giê Su vâng lời Cha Thiên Thượng liên quan đến vai trò môn đồ của cá nhân các em như thế nào:

    • “Giống như Đấng Cứu Rỗi, chúng ta làm điều ngay chính khi chúng ta tuân phục theo các giáo lễ và giao ước của phúc âm trường cửu ” (8).

    • “Việc làm một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi sự vâng lời và hy sinh. … Vai trò môn đồ đòi hỏi sự sẵn lòng và duy trì liên tục để từ bỏ tất cả và đi theo Chúa Giê Su” (10).

    • “Chúng ta có thể đạt được sức mạnh để khắc phục cám dỗ và trở nên vâng lời khi chúng ta tuân theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô để cố gắng làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha thay vì theo ý mình” (9).

  2. Tại sao tôi cần Đấng Cứu Rỗi?

    Những trở ngại chính yếu mà chúng ta cần phải vượt qua vì trạng thái sa ngã của chúng ta:

    • “Tất cả chúng ta đều trải qua cái chết thuộc linh, bị tách rời khỏi nơi hiện diện của Thượng Đế, và tất cả chúng ta đều phải chịu cái chết thể chất, tức là cái chết của thể xác hữu diệt (xin xem An Ma 42:6–9; GLGƯ 29:41–42)” (Trung Thành với Đức Tin: Tài Liệu Tham Khảo Phúc Âm [2004], 30).

    • “Trong trạng thái sa ngã của chúng ta, chúng ta phải chịu sự tương phản và cám dỗ. Khi chúng ta nhượng bộ cám dỗ, chúng ta xa lánh mình khỏi Thượng Đế (xin xem Rô Ma 3:23)” (Trung Thành với Đức Tin: Tài Liệu Tham Khảo Phúc Âm, 15).

    Cách thức mà các vai trò khác nhau của Đấng Cứu Rỗi trong suốt giáo vụ vĩnh cửu của Ngài giúp con cái của Cha Thiên Thượng vượt qua những trở ngại này:

    • “Đức Giê Hô Va tạo dựng thế gian để cho con cái của Thượng Đế có thể sinh sống và phát triển tiến đến cuộc sống vĩnh cửu” (4).

    • “Là Con Trai Độc Sinh Yêu Dấu của Thượng Đế trong thể xác, Chúa Giê Su Ky Tô đã có thể thực hiện sự hy sinh chuộc tội, mà đòi hỏi Ngài phải chịu đựng nhiều hơn một người trần thế có thể chịu đựng được, và vì thế làm tròn vai trò của Ngài trong kế hoạch của Đức Chúa Cha” (7).

    • “Nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể nhận được sự an ủi và có được sức mạnh qua Đức Thánh Linh để chịu đựng ‘những nỗi đau đớn và bệnh tật, ’ (An Ma 7:11)” (16).

    • “Nhờ Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả những ai được sinh ra trên trần thế đều sẽ được phục sinh” và mang trở lại sự hiện diện của Thượng Đế để được phán xét (19).

    • Trong khi ở trong thế giới linh hồn, Chúa Giê Su đã tổ chức công việc cứu rỗi cho người chết” (18).

    • “Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Biện Hộ của chúng ta với Đức Chúa Cha.” (24).

    • “Đấng Cứu Rỗi sẽ phán xét chúng ta tùy theo lời nói, ý nghĩ, và hành động của chúng ta, và sự khát khao của tâm hồn chúng ta” (26).

    Những điều chúng ta cần phải làm để chấp nhận và mời gọi sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi:

    • “Chúng ta có thể chiến thắng được Sa Tan bằng cách trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng đã thực hiện Sự Chuộc Tội, và bằng cách chia sẻ và trung thành với chứng ngôn của mình” (3).

    • “Bằng cách chọn đặt Đấng Cứu Rỗi làm trọng tâm cuộc sống của chúng ta trong khi sống trên thế gian, chúng ta sẽ nhận được các phước lành lớn lao hơn trong thời vĩnh cửu” (2).

    • “Nếu chúng ta dự phần Tiệc Thánh một cách thành tâm và trong một tinh thần hối cải, chúng ta có thể nhận được sự xá miễn tội lỗi, giống như chúng ta đã làm khi chịu phép báp têm” (15).

    • “Khi chúng ta chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô và lập cùng tuân giữ các giao ước để vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế, chúng ta trở thành những người con trai và con gái yêu dấu của Đấng Ky Tô” (24).