2016
Làm Thế Nào để Đặt Đấng Ky Tô Làm Trọng Tâm cho Cuộc Sống của Chúng Ta
October 2016


Các Câu Trả Lời từ Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội

Làm Thế Nào để Đặt Đấng Ky Tô Làm Trọng Tâm cho Cuộc Sống của Chúng Ta

Từ bài nói chuyện trong buổi họp đặc biệt devotional ở trường Brigham Young University–Idaho vào ngày 27 tháng Giêng năm 2009.

Hình Ảnh
holding the Book of Mormon

Chúa Giê Su đã đạt được tình đoàn kết trọn vẹn với Đức Chúa Cha bằng cách chịu phục tùng, cả thể xác lẫn linh hồn, theo ý muốn của Đức Chúa Cha. Khi nói đến Cha Ngài, Chúa Giê Su phán: “Ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài” (Giăng 8:29). Vì là ý muốn của Đức Chúa Cha, nên Chúa Giê Su cam chịu ngay cả cái chết, “ý muốn của Đức Chúa Con lọt vào trong ý muốn của Đức Chúa Cha” (Mô Si A 15:7). Sự tập trung của Ngài vào Đức Chúa Cha là một trong các lý do chính mà giáo vụ của Chúa Giê Su có được sự trong sáng và quyền năng như vậy. Không có sự xao lãng nào có thể làm lung lay Ngài.

Cùng một cách thức đó, các anh chị em và tôi có thể đặt Đấng Ky Tô làm trọng tâm cuộc sống của mình và trở nên hiệp một với Ngài như Ngài hiệp một với Đức Chúa Cha (xin xem Giăng 17:20–23). Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách loại bỏ mọi điều ra khỏi cuộc sống của mình và rồi xây dựng lại cuộc sống của mình với những thứ tự ưu tiên mà Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm. “Chúng ta cần phải đặt lên trước những điều mà làm cho chúng ta có thể luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài—thường xuyên cầu nguyện và nghiên cứu thánh thư, nghiêm túc học hỏi những lời giảng dạy của các sứ đồ, chuẩn bị hàng tuần dự phần Tiệc Thánh một cách xứng đáng, thờ phượng trong ngày Chủ Nhật, cũng như ghi chép cùng ghi nhớ điều mà Thánh Linh và kinh nghiệm dạy chúng ta về vai trò môn đồ. “Những điều khác có thể đến với tâm trí của các anh chị em và đặc biệt phù hợp với cá nhân của các anh chị em vào thời điểm này trong cuộc sống của các anh chị em. Một khi chúng ta dành ra thời giờ và phương tiện thích hợp cho những vấn đề này, để tập trung cuộc sống của mình vào Đấng Ky Tô, thì chúng ta có thể bắt đầu thêm vào những trách nhiệm và những điều có giá trị khác, như học vấn, các trách nhiệm gia đình, và sự nghiệp cá nhân. Bằng cách này, điều thiết yếu sẽ không bị loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta bởi điều chỉ tốt lành nhưng không thiết yếu, và những điều ít giá trị hơn sẽ có ưu tiên thấp hơn hoặc hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống chúng ta.

Mặc dù điều đó có thể không dễ dàng, nhưng chúng ta có thể tiến tới một cách kiên định với đức tin nơi Chúa. Tôi có thể làm chứng rằng với thời gian, ước muốn và khả năng của chúng ta để luôn luôn tưởng nhớ và tuân theo Đấng Cứu Rỗi rồi sẽ gia tăng. Chúng ta cần phải nhẫn nại cố gắng hướng đến mục tiêu đó và luôn luôn cầu nguyện để có thể nhận thức và có được sự giúp đỡ thiêng liêng mà mình cần (xin xem 2 Nê Phi 32:9).