2019
Người Này Là Vậy hay Đã Từng Là Vậy: Đó Là Vấn Đề
Tháng Mười năm 2019


Người Này Là Vậy hay Đã Từng Là Vậy: Đó Là Vấn Đề

Chúng ta được kỳ vọng phải xét đoán. Chúng ta cần phải làm như vậy. Nhưng chúng ta không được có định kiến hoặc gán ghép bất cứ một người nào đó.

Hình Ảnh
variety of different people

Hình ảnh minh họa do David Green thực hiện

Cách đây vài năm, vợ chồng tôi đi tham quan Lâu Đài Kronborg ở Helsingør, Đan Mạch. Lâu đài này trở nên nổi tiếng nhờ vở kịch Hamletcủa William Shakespeare. Khi chúng tôi đi tham quan lâu đài, tâm trí chúng tôi tràn ngập những cảnh và cuộc đối thoại từ vở kịch, đặc biệt là câu hỏi nổi tiếng của Hamlet: “Sống hay không sống: đó là vấn đề.”

Nhưng rồi tôi nghĩ tới một câu hỏi thích hợp hơn để tự hỏi: “Người này là vậy hay đã từng là vậy: đó là vấn đề.”

Cho Phép Sự Cải Thiện

Rủi thay, chúng ta thường gán ghép cho những người khác khi nói về họ. Ví dụ, chúng ta có thể nói những lời như sau:

  • “Anh Cả Brown là một người truyền giáo lười biếng.” Thay vì thế, chúng ta nên nói là “Dạo này Anh Cả Brown đã không làm việc chăm chỉ lắm, nhưng tôi tin rằng anh ấy có thể cải thiện.”

  • “Mary không phải là một người ngoan đạo.” Ngược lại, chúng ta có thể nói: “Mary đã chưa quan tâm mấy đến tôn giáo, nhưng chị ấy có thể cảm nhận được Thánh Linh nếu tôi chia sẻ chứng ngôn của tôi với chị ấy.”

Khi chúng ta nói một người nào đó gì đó, thì chúng ta có thể đang gán cho họ như thế hoặc có định kiến về họ, xét đoán mà không cho họ cơ hội để thay đổi và cải thiện. Nhưng khi chúng ta nói từng vậy, chúng ta cho biết là chúng ta tin rằng có thể có sự phát triển và tiến triển.

Xét Đoán Có Phải Là Điều Sai Trái Không?

Phần lớn các bản dịch Kinh Thánh đều cung cấp phần dịch sau đây về sự giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi: “Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét.” (Ma Thi Ơ 7:1). Nhưng Bản Dịch Joseph Smith giải thích rõ hơn: “Chớ xét đoán một cách bất chính … , nhưng hãy xét đoán bằng sự xét đoán ngay chính” (trong Bản Dịch Joseph Smith Ma Thi Ơ 7:2).

Điều đó quả thật có thể chấp nhận được—và thậm chí được kỳ vọng—là chúng ta xét đoán khi chúng ta đánh giá, xem xét, và phân biệt những tình huống và đưa ra quyết định. Và thật là đặc biệt quan trọng để chúng ta xét đoán một cách ngay chính khi chúng ta giao tiếp với mọi người.

Ví dụ, chúng ta cần xem xét cẩn thận người nào mình sẽ kết hôn, sử dụng khả năng phân biệt để hiểu ý định của một người nào đó, hoặc đánh giá khả năng của một người để làm tròn một công việc chuyên môn.

Chúng ta luôn luôn cần phải xem xét hành động hoặc cá tính của một người bằng các tiêu chuẩn của Chúa, như được chứa đựng trong thánh thư và những lời của các vị tiên tri. Trên hết, chúng ta cần phải chắc chắn rằng sự xét đoán của chúng ta không nhằm cố gắng nhận định một cách không tử tế, nhanh chóng đưa ra định kiến, hoặc gán ghép bất cứ người nào một cách vô cớ.

Có Khả Năng để Thay Đổi

Chúng ta xét đoán một cách không ngay chính khi chúng ta mô tả người khác một cách không chính xác, đặc biệt là nếu bằng cách làm như vậy chúng ta ám chỉ rằng họ không thể thay đổi. Trong tất cả những mối tương tác với người khác, chúng ta cần nhớ rằng chính vì sự hy sinh chuộc tội của Chúa, mà mỗi người trong chúng ta đều có khả năng để cải thiện. Hãy cân nhắc những ví dụ này của Đấng Cứu Rỗi:

  • Ngài phán cùng người đàn bà phạm tội tà dâm: “Hãy đi, đừng phạm tội nữa” (Giăng 8:11).

  • Ngài phán cùng một trong những người bị treo trên cây thập tự bên cạnh Ngài: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba Ra Đi.” (Lu Ca 23:43).

  • Với tư cách là một đấng đã được phục sinh, Ngài tiếp tục thấy được tiềm năng của Phi E Rơ và giảng dạy cho ông, mặc dù Phi E Rơ đã khước từ Ngài ba lần (xin xem Ma Thi Ơ 26:34Giăng 21:15–17).

  • Ngài phán cùng Sau Lơ, là người đã ngược đãi Các Thánh Hữu, hãy hối cải. Sau Lơ, sau này là Phao Lô, vâng lời và trở nên ngay chính. (Xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 9:3–6.)

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng rất hỗ trợ cho những cơ hội thứ hai—và cả cơ hội thứ ba, thứ tư nữa. Ngài dạy chúng ta hãy tha thứ “đến bảy mươi lần bảy” (Ma Thi Ơ 18:22). Ngài là Đấng duy nhất đã sống một cuộc sống hoàn hảo trên thế gian này, nhưng nhờ cuộc sống của Ngài, những lời giảng dạy của Ngài, sự hy sinh chuộc tội của Ngài, và Sự Phục Sinh của Ngài, và qua các giáo lễ của phúc âm Ngài, chúng ta cũng có thể trở nên hoàn hảo một ngày nào đó. Việc nói về các anh chị em của mình theo cách thức mà gây ra sự hoài nghi về khả năng của họ để thay đổi cũng sẽ gây ra sự hoài nghi về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài.

Bên Ngoài và Bên Trong

Là điều hiển nhiên là chúng ta thường xét đoán (và bị xét đoán) qua vẻ bề ngoài của lần gặp mặt đầu tiên. Chúng ta đang gặp hiểm nguy vì xét đoán một cách không ngay chính, tuy nhiên, chúng ta xét đoán chỉ dựa vào vẻ bề ngoài của lần gặp mặt đầu tiên và không xem xét cá tính thật sự của một người.

“Đức Giê Hô Va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê Hô Va nhìn thấy trong lòng” (1 Sa Mu Ên 16:7). Chúa Giê Su ám chỉ những kẻ đạo đức giả trong thời của Ngài giống như “mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy … mọi thứ dơ dáy.” (Ma Thi Ơ 23:27).

Đấng Cứu Rỗi không dạy rằng bề ngoài tử tế là điều không tốt nhưng cá tính nội tâm của một người nam hoặc người nữ (tình trạng đạo đức và thuộc linh) thì quan trọng hơn nhiều. Hãy nghĩ về các ngôi đền thờ hùng vĩ của chúng ta: sân vườn thật đẹp đẽ, nhưng quan trọng hơn là các giáo lễ được thực hiện bên trong

Những người truyền giáo cũng được đòi hỏi phải duy trì các tiêu chuẩn về cách ăn mặc và chải chuốt. Bằng cách trở nên sạch sẽ, ăn mặc trang nhã, và sử dụng lời lẽ đúng đắn, họ nêu gương sáng cho những người mà được giới thiệu với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đều sẽ đến nhờ những gì họ thấy và nghe từ những người truyền giáo

Hãy Tập Phân Biệt

Khi chúng ta cố gắng để đưa ra những lời xét đoán ngay chính, là điều quan trọng để sử dụng khả năng phân biệt. Sách Hướng Dẫn Thánh Thư nói sự phân biệt là “hiểu hay biết được một điều gì đó qua quyền năng của Thánh Linh. … Nó bao gồm sự nhận thức được chân tướng của người khác cùng nguồn gốc và ý nghĩa của các sự biểu hiện thuộc linh” (“Phân Biệt, Ân Tứ”).

Đôi khi những người độc ác bên trong sử dụng diện mạo theo lối của thế gian để cố gắng lừa dối chúng ta khiến chúng ta nghĩ rằng họ xứng đáng để được bắt chước theo. Họ là người “chính mắt mình coi mình là thông sáng, và tự mình xét đoán mình là khôn ngoan” (Ê Sai 5:21; 2 Nê Phi 15:21). Đấng Cứu Rỗi đã có thể hiểu được quan điểm này là sai lầm, và đã có thể phân biệt được sức mạnh của cá tính và chủ ý chân thành trong lòng ngay cả trong số những người khiêm nhường và bị áp bức nhất.

An Ma đã phân biệt được như vậy khi ông nói về những người “bị tất cả mọi người khinh rẻ vì sự nghèo nàn của mình” nhưng lại được phước vì họ trở nên khiêm nhường và “khiêm tốn trong lòng” (xin xem An Ma 32:5–8).

Chúng ta cần nhớ rằng “những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời … phải xem xét cách thiêng liêng” (1 Cô Rinh Tô 2:14). Khi chúng ta nhìn những người khác như Cha Thiên Thượng nhìn họ, thì khả năng phân biệt cho phép chúng ta xét đoán một cách ngay chính.

Sự Xét Đoán Một Cách Ngay Chính

Mỗi ngày trong cuộc sống chúng ta, chúng ta đều xét đoán bằng cách đánh giá, xem xét, và phân biệt. Tuy nhiên, Chúa kỳ vọng chúng ta làm điều đó một cách ngay chính. Với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, lời nói và hành động của chúng ta cần cho thấy là chúng ta nhân từ, thương yêu, và sẵn sàng giúp đỡ.

Với tư cách là những người xét đoán ngay chính, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta chú ý nhiều hơn đến cá tính của một người thay vì diện mạo bên ngoài của họ. Đồng thời, chúng ta nên nhớ rằng mỗi ngày chúng ta tạo ra những ấn tượng đầu tiên qua cách ăn mặc và lời nói của chúng ta. Hầu hết mọi người đều được thu hút để tìm hiểu thêm về cá tính của chúng ta và sứ điệp của phúc âm nếu diện mạo của chúng ta phản ảnh giá trị đạo đức cao của sứ điệp chúng ta.

Chúa và Đức Thầy của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô, cho chúng ta thấy tấm gương hoàn hảo để noi theo trong khi chúng ta cố gắng xét đoán một cách ngay chính. Chúng ta cần—giống như Ngài—cân bằng điều gì chúng ta thấy bề ngoài với điều diễn ra bên trong mỗi người.