2017
Các Buổi Họp Hội Đồng Ngày Chủ Nhật Thứ Nhất
November 2017


Các Buổi Họp Hội Đồng Ngày Chủ Nhật Thứ Nhất

Vào ngày Chủ Nhật thứ nhất của mỗi tháng, các buổi họp nhóm túc số, nhóm, và Hội Phụ Nữ sẽ không gồm có một bài học do giảng viên giảng dạy. Thay vào đó, các chủ tịch đoàn hoặc những người lãnh đạo nhóm sẽ hướng dẫn một buổi họp hội đồng. Mỗi nhóm túc số, nhóm, hoặc Hội Phụ Nữ sẽ cùng nhau bàn bạc về những trách nhiệm, cơ hội, và thử thách ở địa phương; học hỏi lẫn nhau về những sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm; và hoạch định những cách để hành động theo những ấn tượng nhận được từ Thánh Linh.

“Sự mặc khải được rải rác trong số chúng ta.”1

Anh Cả Neil L. Andersen

Trước Buổi Họp Hội Đồng

  • Các vị lãnh đạo nhận ra những trách nhiệm, cơ hội, và thử thách ở địa phương và thành tâm chọn một đề tài để thảo luận.

  • Mọi người đều tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh.

  • Mọi người đều chuẩn bị chia sẻ những ý nghĩ và kinh nghiệm.

Hình Ảnh
Các chị em trong Hội Phụ Nữ đang họp với nhau

Trong Buổi Họp Hội Đồng

  • Các vị lãnh đạo mời các tín hữu chia sẻ kinh nghiệm hành động theo những ấn tượng mà họ đã có trong các buổi họp trước đây.

  • Mọi người đều cùng nhau bàn bạc về đề tài đó, lắng nghe lẫn nhau, và tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh.

  • Các vị lãnh đạo tóm lược những điểm then chốt và đưa ra lời mời để hành động.

Hình Ảnh
Buổi họp hội đồng Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc

Sau Buổi Họp Hội Đồng

  • Mọi người đều hành động theo ấn tượng và lời mời, cùng với nhau hoặc với tư cách là cá nhân.

  • Mọi người đều chuẩn bị để chia sẻ những kinh nghiệm của họ trong các buổi họp trong tương lai.

Hình Ảnh
Các chị em trong Hội Phụ Nữ đang ôm chặt lấy nhau

“Chúng ta là đôi tay Ngài.”2

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Các Nguyên Tắc của Việc Cùng Nhau Bàn Bạc

Không phải tất cả các buổi họp hội đồng trông giống như nhau. Hãy để Chúa giảng dạy cho anh chị em. Sau đây là một số nguyên tắc để giúp anh chị em bắt đầu:

  1. Mục đích của một buổi họp hội đồng là để cùng nhau bàn bạc về những trách nhiệm, cơ hội, và thử thách ở địa phương; học hỏi lẫn nhau về những sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm; và hoạch định những cách để hành động theo những ấn tượng nhận được từ Thánh Linh.

  2. Một buổi họp hội đồng cần dẫn đến hành động—những kế hoạch của cá nhân và của nhóm, được Thánh Linh soi dẫn, hành động bên ngoài buổi họp để hoàn thành công việc của Chúa (xin xem GLGƯ 43:8–9).

  3. Các hội đồng cần sử dụng thánh thư và những lời của các vị tiên tri và sứ đồ ngày sau, Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương, và Các Chức Sắc Trung Ương để hướng dẫn và hỗ trợ cho cuộc thảo luận. Bằng cách này, những lời của các vị lãnh đạo đầy soi dẫn của Giáo Hội có thể giúp đỡ các nhóm túc số, các nhóm, và Hội Phụ Nữ đề cập đến những nhu cầu quan trọng.

  4. Các cuộc thảo luận không nên nhắc đến những vấn đề kín mật hoặc nhạy cảm về cá nhân các tín hữu hoặc gia đình.

  5. Mặc dù buổi họp hội đồng là do một thành viên trong chủ tịch đoàn hoặc giới lãnh đạo nhóm hướng dẫn, nhưng người ấy không phải là người duy nhất chia sẻ. Người lãnh đạo này đưa ra một vấn đề để thảo luận và mời mọi người chia sẻ những ý nghĩ và kinh nghiệm, khi được Thánh Linh hướng dẫn.

  6. Mặc dù không ai cần cảm thấy áp lực để tham gia, nhưng mọi người đều nên cảm thấy an toàn để chia sẻ những nhận xét và ý kiến mà không phải sợ hãi hoặc bị chỉ trích.

  7. Nếu được, việc ngồi thành vòng tròn có thể giúp nuôi dưỡng một tinh thần chia sẻ và mở rộng cuộc thảo luận.

Các Đề Tài Khả Thi cho Buổi Họp Hội Đồng Ngày Chủ Nhật Thứ Nhất

Những ý kiến cho việc thảo luận trong các buổi họp hội đồng có thể đến từ hội đồng tiểu giáo khu, các buổi họp chủ tịch đoàn, kế hoạch giáo vùng, những ấn tượng của người lãnh đạo từ việc phục sự các tín hữu, và ấn tượng từ Đức Thánh Linh. Các đề tài dưới đây chỉ là gợi ý. Các vị lãnh đạo cần nhận thấy những nhu cầu khác mà họ cảm thấy được soi dẫn để đề cập đến.

  • Làm thế nào chúng ta có thể dành ưu tiên nhiều hơn cho tất cả các trách nhiệm khác nhau của mình?

  • Làm thế nào chúng ta có thể đến gần Thượng Đế hơn và nhận được sự hướng dẫn nhiều hơn từ Thánh Linh trong cuộc sống và trong nhà của mình?

  • Chúng ta chia sẻ phúc âm với bạn bè và hàng xóm của mình như thế nào? (xin xem An Ma 17).

  • Làm thế nào chúng ta có thể tự bảo vệ mình và gia đình của mình khỏi phương tiện truyền thông không thích hợp và hình ảnh sách báo khiêu dâm? (xin xem GLGƯ 42:22–23).

  • Chúng ta sẽ làm gì để giúp cố vấn và củng cố con cái của mình và giới trẻ trong tiểu giáo khu của mình?

  • Chúng ta gia tăng tình đoàn kết trong nhóm túc số, nhóm, hoặc Hội Phụ Nữ của mình như thế nào? (xin xem Mô Si A 18:19–22).

  • Làm thế nào chúng ta có thể tham gia nhiều hơn vào công việc lịch sử gia đình và thờ phượng trong đền thờ?

  • Làm thế nào chúng ta có thể mời gọi sự giúp đỡ của Chúa khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi của mình và có sự hiểu biết sâu sắc hơn về phúc âm?

  • Làm thế nào cha mẹ có thể trở thành những người lãnh đạo tốt hơn trong gia đình?

  • Làm thế nào chúng ta có thể củng cố chứng ngôn của mình về Chúa và phúc âm của Ngài và giúp gia đình mình trở nên tự lực về phần thuộc linh?

  • Phục sự có nghĩa là gì? Chúng ta đang phục sự những người xung quanh mình như thế nào? (xin xem 1 Phi E Rơ 4:11).

Nếu được, các vị lãnh đạo có thể muốn cho các tín hữu biết trước về đề tài để họ có thể đến lớp sẵn sàng thảo luận về đề tài đó.

Ghi Chú

  1. Neil L. Andersen, trong Adam C. Olson, “Handbook Training Emphasizes Work of Salvation,” Liahona, tháng Tư năm 2011, trang 76.

  2. Dieter F. Uchtdorf, “Các Ngươi Là Đôi Tay Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 68.