Huấn Luyện Chương Trình Giảng Dạy
Áp Dụng rồi Điều Chỉnh Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý


“Áp Dụng rồi Điều Chỉnh Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý (năm 2022)

“Áp Dụng rồi Điều Chỉnh Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý,” Huấn Luyện về Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý

Hình Ảnh
người phụ nữ đang học

Áp Dụng rồi Điều Chỉnh Chương Trình Giảng Dạy Lớp Giáo Lý

Có nhiều cách hiệu quả để chuẩn bị giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Phần chuẩn bị này luôn bao gồm việc thành tâm học hỏi lời của Chúa và tìm kiếm sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh để biết cách tốt nhất giúp những người anh chị em giảng dạy được cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Để đạt được điều này, hãy nhớ nghiên cứu nhóm thánh thư trong lịch học tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta. Điều này sẽ giúp anh chị em trong việc chuẩn bị bài học của mình khi anh chị em ôn lại chương trình giảng dạy. Chương trình giảng dạy này sẽ giúp anh chị em xác định những nguyên tắc và giáo lý thiết yếu trong nhóm thánh thư, giúp học viên biết, yêu thương, và tuân theo Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, cũng như làm theo những cách thức đầy soi dẫn để giảng dạy hiệu quả.

Hãy suy ngẫm về lời khuyên dạy này từ Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn về việc sử dụng chương trình giảng dạy để chuẩn bị cho các bài học của lớp giáo lý:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dallin H. Oaks

Trước hết chúng ta chấp nhận rồi sau đó thích nghi. Nếu hoàn toàn quen thuộc với bài học mà mình sắp dạy thì chúng ta có thể tuân theo Thánh Linh để thích nghi bài học đó. Nhưng khi nói về sự linh động này, chúng ta cũng có cám dỗ để bắt đầu bài học bằng cách thích nghi thay vì dạy theo bài học. Đó là một sự cân bằng. Đó luôn là một thử thách. Nhưng phương pháp dạy theo bài học trước rồi mới thích nghi là một cách tốt để có thể có sự chắc chắn khi giảng dạy.

(“A Panel Discussion with Elder Dallin H. Oaks” [Buổi phát sóng qua hệ thống vệ tinh của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo, ngày 7 tháng Tám năm 2012], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

  • Việc áp dụng và điều chỉnh chương trình giảng dạy khi anh chị em chuẩn bị một bài học có nghĩa gì?

Hình Ảnh
định nghĩa việc áp dụng và điều chỉnh

Chủ Tịch Henry B. Eyring giúp chúng ta hiểu một vài lý do chúng ta cần phải điều chỉnh chương trình giảng dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Henry B. Eyring

Sẽ có nhiều gợi ý về ý tưởng giảng dạy, cách giảng dạy, và tham khảo chéo để xem hơn là bất kỳ ai trong chúng ta có thể sử dụng hết. … Nhưng vì chúng ta muốn học viên của mình cầu vấn Chúa để các em có thể được khai sáng, chúng ta cần phải ban phước các em bằng sự gương mẫu. Để làm điều đó chúng ta có thể đọc hết cả chương trình giảng dạy—từng chữ một. Chúng ta có thể không có thời gian để tìm tòi và nghiên cứu mọi tài liệu tham khảo nhưng Thượng Đế biết các học viên của chúng ta. …

…Chúa hoàn toàn biết những điều [các học viên] biết và những điều các em cần. Ngài yêu thương các em và Ngài yêu thương chúng ta. Và với sự giúp đỡ của Ngài chúng ta … không chỉ chọn những phần của chương trình giảng dạy mà cho phép chúng ta hoàn toàn tận dụng khả năng của mình để giảng dạy mà còn chọn những phần mà sẽ mang quyền năng của thiên thượng trút xuống những học viên trong lớp học của chúng ta ngày hôm đó.

(“The Lord Will Multiply the Harvest” [buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 6 tháng Hai năm 1998], ChurchofJesusChrist.org)

  • Anh chị em nghĩ tại sao việc áp dụng những gì có trong tài liệu bài học trước khi điều chỉnh chúng là quan trọng?

  • Những phương pháp chuẩn bị một bài học giữa một giảng viên có sử dụng và một giảng viên không sử dụng chương trình giảng dạy có thể khác nhau như thế nào?

Những Điều cần Cân Nhắc Khi Điều Chỉnh Các Bài Học

Sau đây là một số câu hỏi để cân nhắc khi anh chị em áp dụng và điều chỉnh các tài liệu bài học:

  1. Mục đích của bài học nói chung cũng như của các phần khác trong bài học là gì?

  2. Chủ ý của người tác giả được soi dẫn là gì, và cách điều chỉnh mà tôi đang cân nhắc có hòa hợp với chủ ý đó không?

  3. Những lý do mà tôi muốn điều chỉnh bài học này là gì? Điều này chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân, hay liệu sự thay đổi sẽ mang đến cho học viên một kinh nghiệm học tập tốt hơn chăng?

  4. Sự điều chỉnh của tôi có hòa hợp với những thúc giục của Đức Thánh Linh không?

Anh chị em có thể cần phải điều chỉnh một bài học để

  • tuân theo những thúc giục của Cha Thiên Thượng mà được tiếp nhận qua Đức Thánh Linh. (Xin xem trường hợp nghiên cứu của Anh Dube.)

  • đáp ứng những nhu cầu, khả năng đặc biệt hoặc độc nhất, và nguồn tài liệu sẵn có của học viên. (Xin xem trường hợp nghiên cứu của Anh DubeReyes.)

  • điều chỉnh vài phần của bài học cho phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa địa phương. (Xin xem trường hợp nghiên cứu của Chị Rodriguez.)

  • giúp đỡ các học viên với những vấn đề và thắc mắc cấp bách hiện tại. (Xin xem trường hợp nghiên cứu của Anh Dube.)

  • tìm cách tốt hơn để đạt được mục đích tương tự được đưa ra cho một phần nhất định của bài học. (Xin xem các trường hợp nghiên cứu của Anh LiChị Martin.)

  • sử dụng sự hướng dẫn và nguồn tài liệu cập nhật gần đây nhất do các vị lãnh đạo của Giáo Hội cung cấp. (Xin xem trường hợp nghiên cứu của Chị Schmidt.)

Các Trường Hợp Nghiên Cứu

Chị Rodriquez

Chị Rodriquez đang chuẩn bị giảng dạy bài học “Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–35.” Chị biết rằng các học viên trong lớp của mình sẽ muốn biết thánh thư giảng dạy điều gì về Ma Ri, mẹ của Chúa Giê Su. Trong thành phố của họ có một nền văn hóa với những cảm nghĩ sâu sắc và tín ngưỡng khác biệt về Ma Ri. Nhiều người thậm chí còn thờ phượng Ma Ri bởi vì vai trò của bà là mẹ của Chúa. Khi nghiên cứu bài học từ chương trình giảng dạy, Chị Rodriguez tìm kiếm một điểm phù hợp để giúp các học viên hiểu về những điều mà thánh thư và các vị lãnh đạo Giáo Hội đã giảng dạy về Ma Ri.

Một trong những sinh hoạt nghiên cứu trong bài học này mời các học viên tìm kiếm những lời giảng dạy về cha mẹ của Đấng Cứu Rỗi là ai trong Lu Ca 1:30–35, Ma Thi Ơ 1:18–23, và An Ma 7:10.

Chị Rodriguez quyết định điều chỉnh bài học sau khi các học viên đã đọc An Ma 7:10 bằng cách thêm hai câu hỏi sau đây vào với những gì đã được bao gồm trong chương trình giảng dạy.

“An Ma đã giúp chúng ta hiểu gì về Ma Ri? Mặc dù chúng ta tôn kính và yêu thương Ma Ri cùng các môn đồ trung tín khác trong thánh thư, làm thế nào An Ma 7:11–13 giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta chỉ thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô thôi?”

Anh Li

Khi anh Li đang chuẩn bị để giảng dạy bài học “Giăng 1:1–16,” anh ấy đọc gợi ý và hai câu hỏi sau trong phần mở đầu của bài học:

Anh Li tiếp tục đọc bài học để tìm hiểu xem mục đích của việc mang theo một quả bóng đến lớp có thể là gì. Anh ấy xác định rằng mục đích là giúp chuẩn bị học viên để hiểu được rằng chúng ta càng hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô là ai trước cuộc sống trần thế của Ngài bao nhiêu, thì chúng ta càng có thể trân trọng giá trị của sứ mệnh trần thế của Ngài bấy nhiêu.

Với ước muốn để đạt được mục đích này một cách hiệu quả nhất cho học viên của mình, anh ấy suy ngẫm xem mình có thể mang đến lớp món đồ gì mà học viên có thể liên hệ tốt nhất. Anh quyết định điều chỉnh bài học bằng cách mang một sợi dây chuyền đơn giản đến lớp. Sau khi để các học viên chia sẻ sợi dây chuyền đáng giá bao nhiêu đối với các em, anh ấy sẽ chia sẻ về người làm ra sợi dây chuyền đó và tại sao việc biết được lịch sử của sợi dây chuyền khiến nó đáng giá hơn nhiều so với khi không biết.

Chị Martin

Khi chị Martin chuẩn bị giảng dạy bài học “Công Vụ Các Sứ Đồ 3,” chị nhận thấy một gợi ý để cho xem một đoạn video mô tả người đàn ông què được Phi E Rơ và Giăng chữa lành qua quyền năng của Thượng Đế. Chị ấy xem đoạn video và rất ấn tượng với tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên chị cũng biết rằng các học viên đã được xem những đoạn video trong lớp ba lần trong tuần này. Chị quyết định tìm một cách khác để đạt được mục đích của đoạn video.

Chị nhận ra rằng đoạn video đơn thuần là cách tường thuật trực quan chính xác theo từng chữ một của câu chuyện đó. Chị kết luận rằng mục đích của đoạn video có thể là cho phép các học viên hình dung những gì đã diễn ra thay vì chỉ đọc mà thôi. Để điều chỉnh bài học đó, chị quyết định mời các học viên đọc và sau đó đóng diễn những gì đã xảy ra trong câu chuyện, cho phép các học viên trở thành những người tham gia tích cực, ngừng xem video, mà vẫn giúp các em hình dung ra sự kiện.

Anh Dube

Anh Dube siêng năng chuẩn bị trong ngày thứ Sáu trước ngày cuối tuần của đại hội để giảng dạy bài học trong sách Rô Ma như được phác thảo trong chương trình giảng dạy cho ngày thứ Hai tuần tới. Anh ấy ngạc nhiên khi nghe vị tiên tri thông báo trong đại hội rằng ngôi đền thờ đầu tiên sẽ được xây cất trong khu vực của họ trong thời gian sắp tới. Chỉ vài em trong số các học viên của anh từng được tận mắt thấy đền thờ. Anh biết rằng các học viên đến lớp sẽ háo hức trao đổi về đề thờ và nhiều em sẽ có câu hỏi về đền thờ.

Sau khi cầu nguyện, anh cảm thấy được thúc giục bởi Đức Thánh Linh để lướt qua và giảng dạy một bài học theo ngữ cảnh “1 Phi E Rơ 3:18–22; 4:1–6” và bài học thông thạo giáo lý đi kèm “1 Phi E Rơ 4:6” vào ngày thứ Hai và thứ Ba. Điều này có vẻ là một sự điều chỉnh phù hợp vì bài học theo ngữ cảnh đó có mục đích đề ra là “Bài học này sẽ giúp em khám phá cách để phụ giúp Đấng Cứu Rỗi trong công việc cứu chuộc người chết của Ngài.” Anh ấy cảm thấy thời điểm đặc biệt này là cơ hội tốt nhất để giúp các học viên trở nên phấn khởi trong việc chuẩn bị để cứu chuộc tổ tiên của các em trong đền thờ tương lai.

Khi Anh Dube chuẩn bị bài học cho ngày thứ Hai, anh ấy nhận thấy một trong những lời mời để học viên áp dụng những gì học được có nói:

Anh Dube biết rằng đa số các học viên của mình không có cách truy cập mạng internet hoặc ứng dụng Cây Gia Phả của FamilySearch. Anh ấy đã sáng suốt điều chỉnh lời mời áp dụng những điều học viên đã học để cùng với gia đình bắt đầu điền thông tin của các em và gia đình của mình vào phiếu mẫu nhóm gia đình và trao đổi với chuyên viên tư vấn đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu để học cách các em có thể tìm kiếm những tên khác trong gia đình mà mình có thể chuẩn bị cho công việc đền thờ sắp tới.

Chị Schmidt

Sau khi nghiên cứu bài học “Ma Thi Ơ 22:34–40” về hai giáo lệnh lớn, Chị Schmidt nhớ đến một lời tuyên bố được đưa ra trong đại hội trung ương gần đây nhất mà sẽ rất phù hợp cho bài học này. Đến giữa bài học, chị nhận ra là còn có một lời tuyên bố trước đó nữa nhằm giúp học viên nhận thấy rằng khi chúng ta yêu thương Thượng Đế, Ngài sẽ hướng lòng chúng ta đến sự an lạc của người khác. Chị thay thế lời tuyên bố đó bằng lời tuyên bố sau đây:

Chị Schmidt cảm thấy rằng lời tuyên bố từ một đại hội trung ương gần đây sẽ đạt được cùng mục đích như lời tuyên bố được tìm thấy trong chương trình giảng dạy của bài học. Thêm nữa, chị biết điều đó cũng có thể giúp một số học viên của chị mà đang đấu tranh để yêu thương chính bản thân các em thấy rằng việc yêu thương Thượng Đế còn có thể giúp các em cảm nhận được giá trị của bản thân mình.

Anh Reyes

Trong khi nghiên cứu bài học “Khải Huyền 15–19,” Anh Reyes tìm thấy một sinh hoạt mời gọi các học viên chọn để học hai trong ba lựa chọn sau đây:

  • Lựa chọn A: Các thiên sứ và dịch bệnh

  • Lựa chọn B: Sự tà ác và quyền năng của Đấng Cứu Rỗi

  • Lựa chọn C: Lễ Cưới Chiên Con

Mỗi lựa chọn đều có các câu hỏi, phần tham khảo thánh thư, và các sinh hoạt liên quan. Anh Reyes cảm thấy rằng mục đích của sinh hoạt là để giúp các học viên hiểu nguyên tắc in đậm của bài học: Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta chiến thắng sự tà ác trong những ngày sau cùng.

Mặc dù Anh Reyes thích các lựa chọn đó, nhưng anh tìm thấy ý tưởng như sau giúp đạt được cùng mục đích trong phần “Các Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” của bài học, và anh ấy cảm thấy rằng các học viên của mình cần sinh hoạt này hơn:

Anh Reyes chuẩn bị một phần 10 phút của bài học dựa trên ý tưởng bổ sung này. Để có thời gian cho phần này, anh ấy quyết định mời các học viên chọn chỉ được học một trong ba lựa chọn được tìm thấy trong phần chính của bài học.