2016
Đo Lường Các Phước Lành ở Madagascar
April 2016


Tiểu Sử Sơ Lược của Người Thành Niên Trẻ Tuổi

Đo Lường Các Phước Lành ở Madagascar

Mặc dù có một cuộc chính biến và những khó khăn về kinh tế ở đất nước mình, nhưng Solofo trông cậy vào các phước lành đến từ việc sống theo phúc âm.

Hình Ảnh
lemur and baobab tree

Hình ảnh: ở bên trên do Solofo Ravelojaona cung cấp; ở bên dưới © iStock/Thinkstock

Sau khi vợ anh đau khổ vì bị sẩy thai vào lần mang thai lần đầu, Solofo Ravelojaona đã cảm thấy rằng những lời cầu nguyện của họ đã được đáp ứng một năm sau đó với lần mang thai thứ hai. Anh ta và vợ mình Hary Martine, xem sự ra đời của đứa con gái của họ là một trong những phước lành lớn nhất. Solofo giải thích: “Vì chúng tôi cầu xin Thượng Đế và Ngài đã ban nó cho chúng tôi nên chúng tôi đã đặt cho nó một cái tên mà có ý nghĩa là ‘sự đáp ứng của Thượng Đế,’ trong tiếng Malagasy.”

Hình Ảnh
Solofo with his daughter

Solofo, một người thành niên trẻ tuổi ở Madagascar, giữ vững đức tin rằng Thượng Đế đáp ứng lời cầu nguyện và ban phước cho người trung tín vào đúng lúc. Solofo nói: “Cuộc sống thật là khó khăn và khi người ta không có được điều họ muốn, thì một số người bắt đầu hỏi: ‘Tại sao điều này lại xảy đến với tôi?’ Họ có thể rời bỏ Giáo Hội hoặc nghi ngờ sự tin tưởng của họ vào Thượng Đế. Nhưng là điều dễ dàng hơn khi chúng ta sống theo phúc âm và đọc thánh thư. Khi thực sự sống theo phúc âm, các anh chị em có thể thực sự thấy được các phước lành.”

Khi sống trong một đất nước có những thử thách trầm trọng, chẳng hạn như cảnh nghèo khổ cùng cực, sự bất ổn nội bộ chính quyền, một cơ sở hạ tầng yếu kém, và thiên tai thì rõ ràng đó là lý do tại sao Solofo nói rằng cuộc sống thật là khó khăn. Nhưng đối với anh ta, các phước lành nhận được từ việc sống theo phúc âm thì quan trọng hơn bất cứ khó khăn nào. Anh ta nói: “Tôi nhận được quá nhiều phước lành đến mức tôi không thể đếm được, miễn là tôi sống theo phúc âm.”

Vì Giáo Hội còn tương đối mới ở Madagascar (chi nhánh đầu tiên được tổ chức vào năm 1990), Solofo nói điều khó nhất trong vai trò tín hữu là phải vượt qua những tin đồn và quan niệm sai lầm về Giáo Hội. Solofo bình luận rằng, cũng giống như trong khải tượng của Lê Hi về cây sự sống, “người ta có thể không hoàn toàn chấp nhận phúc âm, vì họ cảm thấy hổ thẹn trước mặt bạn bè của họ và sợ rằng họ sẽ bị gia đình của họ từ bỏ.” Solofo nói rằng điều làm cho anh khác biệt, đó là, “Tôi chưa bao giờ cảm thấy hổ thẹn. Tôi sống theo phúc âm, và tôi luôn luôn muốn chia sẻ với các đồng nghiệp của mình, mặc dù một số họ không thực sự quan tâm.” Anh ta thường chia sẻ chứng ngôn giản dị của mình, đến mức mà các đồng nghiệp của anh đặt tên cho anh là “mục sư”.

Hình Ảnh
Solofo and Hary Martine

Ở trong cảnh hỗn loạn kinh tế và chính trị, Solofo và Hary Martine trông cậy vào các phước lành của các giao ước đền thờ (họ kết hôn trong Đền Thờ Johannesburg South Africa một năm sau khi hoàn tất công việc truyền giáo của họ—anh đã phục vụ truyền giáo ở Uganda, còn chị thì ở Madagascar), cũng như sự tin cậy của họ nơi Chúa. Solofo giải thích: “Tôi có phúc âm, và tôi chỉ cần đặt cuộc sống của mình trong tay Thượng Đế.” Anh ta có thể trông cậy vào chứng ngôn vững chắc của mình vì anh ta đã có đức tin nơi “sự đáp ứng của Thượng Đế.”