2002
Được Ôm vào Vòng Tay Thương Yêu của Ngài
Tháng Mười Một Năm 2002


Được Ôm vào Vòng Tay Thương Yêu của Ngài

Những sự việc phức tạp vẫn sẽ xảy đến, nhưng giống như Nê Phi, chúng ta vẫn có thể biết được rằng Thượng Đế yêu thương chúng ta, một sự kiện mà có thể và sẽ giữ vững chúng ta rất nhiều!

Trong cơn hỗn loạn của những khủng hoảng và cơn lốc hung hãn của các sự kiện trên toàn cầu, các môn đồ chân chính sẽ luôn giữ vững đức tin nơi một Đấng Thượng Đế đầy lòng nhân từ và luôn mặc khải và nơi kế hoạch của Ngài để cứu chuộc các con cái của Ngài, là một kế hoạch mà thể hiện lý do của tất cả những điều mà Thượng Đế làm! (xin xem Môi Se 1:39). Vả lại, thiên tính của Thượng Đế như đã được tiết lộ cho chúng ta biết rằng Ngài có một khả năng vô hạn để bảo đảm rằng Ngài thực sự có “năng lực” để thực hiện công việc vĩ đại của Ngài (xin xem 2 Nê Phi 27:20–21; Bản Dịch Joseph Smith, Ê Sai 29:22–23).

Các môn đồ chân chính cũng sẽ giữ vững đức tin nơi Vị Nam Tử có quyền năng chuộc tội của Ngài, là Chúa Giê Su Ky Tô, và, bằng cách “cải đạo theo Chúa” (3 Nê Phi 1:22), sẽ đều đặn trải qua một “sự thay đổi lớn lao” và hạnh phúc (xin xem Mô Si A 5:2; An Ma 5:12–14).

Thưa các anh chị em, dù sao đi nữa, Chúa Giê Su đã thật sự thắng trong trận chiến lớn nhất rồi: “Các người sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi” (Giăng 16:33; sự nhấn mạnh được thêm vào). Sự Chuộc Tội đã hoàn thành, mang lại một sự phục sinh chung cho hằng tỉ và hằng tỉ người, nâng tất cả mọi người lên khỏi mộ phần—bất luận chúng ta nằm trong mộ phần bằng cách nào và khi nào! Vì thế, vào một đêm sáng trăng, mặc dù chúng ta trông thấy những vì sao mà khó cho chúng ta thấu triệt được được lý do tồn tại rất lâu của chúng, nhưng chúng không bất tử. Nhưng, may mắn thay, chúng ta lại được bất tử!

Cũng như vậy, “những người có đức tin chân chính” (4 Nê Phi 1:36) sẽ giữ vững đức tin nơi Sự Phục Hồi ngày sau với những sự viếng thăm đầy quyền năng, các tiên tri và sứ đồ, và thánh thư “minh bạch và quý báu” (1 Nê Phi 13:29). Các nguyên tắc đầu tiên của phúc âm thì chắc chắn cần thiết trong những ngày sau cùng.

Trớ trêu thay, khi Giáo Hội phục hồi ra “khỏi nơi u ám tối tăm,” thì dường như những thử thách nghiệt ngã sẽ thực sự phơi bày thêm tính chất duy nhất của Giáo Hội (GLGƯ 1:30). Tuy nhiên, các bổn phận hiện nay của chúng ta với tư cách là các môn đồ sẽ luôn nhắc nhở chúng ta nên có thái độ phù hợp hơn với sự tin tưởng của mình.

Phúc âm phục hồi thì nổi bật, bao quát và sâu sắc—vượt quá sự nhận thức của chúng ta. Nó có tính cách gây dựng, dù liên quan đến kế hoạch của Thượng Đế đối với vũ trụ hoặc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trinh khiết và trung tín của cá nhân. Chỉ các môn đồ hiền lành mới có thể xử lý một giáo lý thần học dũng cảm như thế.

Với thánh thư làm nguồn nương tựa và sự bảo đảm, chúng ta, cũng thế, có thể “nhìn vào Thượng Đế… và Ngài sẽ an ủi [chúng ta] khỏi nỗi ưu sầu [của mình]” (Gia Cốp 3:1; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Chúng ta, cũng thế, có thể “được nâng đỡ trong mọi thử thách, trong mọi khó khăn , phải,… Ngài sẽ còn giải thoát cho [chúng ta] nữa” (xin xem An Ma 36:3, 27; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Bởi vì Chúa có phán: “Ta sẽ ở giữa các ngươi” (GLGƯ 49:27). “Ta sẽ hướng dẫn các ngươi đi” (GLGƯ 78:18).

Hơn nữa, Thượng Đế sẽ ban cho chúng ta những sự đảm bảo riêng tư , vô giá qua Đức Thánh Linh (xin xem Giăng 14:26; GLGƯ 36:2). Cho dù trong những lúc yên bình hay sóng gió, nguồn an ủi tốt nhất của chúng ta vẫn là Đấng An Ủi.

Hê Nóc khóc than cho sự tà ác trong thời kỳ của ông, và thoạt tiên, “đã không muốn được an ủi” (xin xem Môi Se 7:4, 44). Nhưng rồi những sự mặc khải đến, lần lượt cho thấy Chúa Giê Su cứu chuộc thế gian, Sự Phục Hồi ngày sau và Ngày Tái Lâm. Hê Nóc được phán bảo hãy “nức lòng và vui lên” (Môi Se 7:44). Các giáo lý và các sự mặc khải cũng có thể nâng đỡ chúng ta như thế—ngay cả giữa “chiến tranh và tiếng đồn về chiến tranh” (Ma Thi Ơ 24:6; Mác 13:7; xin xem thêm 1 Nê Phi 12:2; Mặc Môn 8:30; GLGƯ 45:26). Do đó, chúng ta đừng nên nản lòng (xin xem Hê Bơ Rơ 12:3; GLGƯ 84:80).

Đừng để cho vai trò môn đồ của chúng ta bị lu mờ bởi vì sự nản lòng hay những lúc khó khăn, cũng như đừng để những dấu hiệu đầy nhũn chí của xã hội “[làm chúng ta] quá buồn rầu” (Mô Rô Ni 9:25), kể cả việc chạm trán với những kẻ nghịch thù (xin xem An Ma 32:28).

Chúng ta có thể chùn chân trước một số điều trong cuộc sống của con người, nhưng Chúa Giê Su đã không chùn chân trong Vườn Ghết Sê Ma Nê cũng như trên Đồi Sọ (Calvary). Thay vì thế, Ngài đã “hoàn tất những việc chuẩn bị của [Ngài] cho con cái loài người” (GLGƯ 19:19).

Đối với những thử thách, kể cả đức tin và lòng kiên nhẫn của chúng ta, thì không có sự miễn trừ nào cảọmà chỉ có nhiều loại thử thách khác nhau (xin xem Mô Si A 23:21). Những sự rèn luyện này là nhằm gia tăng khả năng của chúng ta để có được hạnh phúc và phục vụ. Tuy nhiên, người trung tín sẽ không hoàn toàn được miễn khỏi các sự kiện xảy ra trên thế gian này. Do đó, thái độ can đảm của Sa Đơ Rắc, Mê Sác và A Bết Nê Gô trong lúc đang gặp nguy hiểm đáng để cho chúng ta học hỏi theo. Họ biết rằng Thượng Đế có thể giải cứu họ. “Dầu chẳng vậy,” họ nguyện rằng họ vẫn sẽ phục vụ Thượng Đế (xin xem Đa Ni Ên 3:16–18). Tương tự như thế, việc tuân giữ các điều răn thứ nhất và thứ bảy cũ xưa nhưng có tính cách bắt buộc có thể phản ảnh lòng can đảm mà ba người thiếu nữ thời xưa đã cho thấy, họ thà chết chứ không chịu khuất phục (xin xem Áp Ra Ham 1:11).

Do đó, chúng ta có thể gặp khó khăn ở mọi phương diện, nhưng không điều gì có thể thực sự tách rời chúng ta khỏi tình yêu thương của Đấng Ky Tô (xin xem 2 Cô Rinh Tô 4:8; Rô Ma 8:35–39); những nỗi lo lắng cho sự việc thế gian không phải là phần của việc “thiết tha nhiệt thành với chính nghĩa” (GLGƯ 58:27). Tuy nhiên, như Phi E Rơ đã nêu ra, chúng ta có thể và nên trao mọi điều lo lắng của mình cho Chúa bởi vì Ngài chắc chắn là chăm sóc chúng ta! (xin xem 1 Phi E Rơ 5:7). Ôi, thưa các anh chị em, sự tin tưởng đầy phục tùng như thế mang lại cho chúng ta sự giải thoát hằng chờ đợi!

Khi xem xét về những lỗi lầm của cá nhân mình, chúng ta không gặp điều gì làm cản trở sự hối cải của mình. Đó là một cái giá phải trả chứ không phải sự ban cho không, và việc áp dụng Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô sẽ giúp chúng ta làm điều đó nhanh hơn.

Có thể cần có những người như Giê Trô trong cuộc sống của mình để bảo thẳng chúng ta những gì chúng ta cần làm (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 18:14–24) hay có những giây phút nhận thức rõ ràng, như với Mười Hai Vị Sứ Đồ nguyên thủy, là những người đã có lời kết luận đúng: “Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời” (Giăng 6:68).

Ngoài ra, trừ phi chúng ta có đầy quyết tâm, chúng ta sẽ nói điều gì cùng những người nam nữ dũng cảm của Martin’s Cove và Sweetwater? Rằng: “chúng tôi ngưỡng mộ các anh chị nhưng chúng tôi miễn cưỡng phải chịu đựng nghịch cảnh của chính mình” chăng?

Thưa các anh chị em, như đã được Thượng Đế quy định, “thời này [là của chúng ta]” (Hê La Man 7:9), bởi vì “mọi sự việc phải xảy ra vào thời kỳ của nó” (GLGƯ 64:32). Hơn nữa, mặc dù chúng ta sống trong một thế giới suy sụp, nhưng chúng ta không phải được gửi đến đây để thất bại.

Các anh chị em còn nhớ vì sao mới báo hiệu sự giáng sinh ở Bết Lê Hem không? Nó nằm đúng trong quỹ đạo của nó rất lâu trước khi nó chiếu sáng. Cũng tương tự như thế, chúng ta được đặt vào quỹ đạo của loài người để nêu gương sáng. Thượng Đế sắp đặt một số sự kiện không những trong vũ trụ mà còn trên hành tinh này nữa. Xét cho cùng, các bảng khắc của Sách Mặc Môn không được chôn giấu ở Bỉ, cũng như Joseph Smith không được sinh ra nhiều thế kỷ sau ở Bombay xa xôi.

Sự nổi bật của nhóm Các Bậc Tiền Nhân Lập Quốc để viết ra bản Hiến Pháp phi thường, mà “mỗi người” đều có quyền hạn và sự bảo vệ, thì cũng không phải là một sự việc ngẫu nghiên (xin xem GLGƯ 101:77–78, 80). Một sử gia đã gọi Các Bậc Tiền Nhân Lập Quốc của chúng ta là “thế hệ công dân phi thường nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ hay có lẽ của bất cứ quốc gia nào khác” (Arthur M. Schlesinger, The Birth of the Nation [năm 1968], 245). Một sử gia khác đã thêm vào: “Đó sẽ là điều vô giá nếu chúng ta có thể biết được điều gì đã tạo ra nỗ lực tài tình dựa trên con số chỉ có hai triệu rưỡi dân cư” (Barbara W. Tuchman, The March of Folly: From Troy to Vietnam [năm 1984], 18).

Vậy mà có một số người chịu chấp nhận một thượng đế mâu thuẫn hay bất tài. La Man và Lê Miêu, chẳng hạn, đã biết về cuộc giải cứu huyền diệu khỏi các đạo quân hùng mạnh của Pha Ra Ôn, vậy mà họ đã ta thán và khiếp sợ trước La Ban chỉ là một người tầm thường. Chúng ta cũng có thể là những người tầm thường và chỉ lo cho bản thân mình. Thượng Đế là Đấng trông nom sự vận chuyển của các dải ngân hà, tinh tú và thế giới đòi hỏi chúng ta cũng phải thú nhận có bàn tay của Ngài trong cuộc sống cá nhân của chúng ta (xin xem GLGƯ 59:21). Chúng ta há không được bảo đảm về việc một con chim sẻ rơi xuống đất và ngay cả tóc trên đầu của chúng ta cũng đã được đếm rồi sao? (xin xem Ma Thi Ơ 10:29–30; GLGƯ 84:80). Chúng ta thấy được bằng chứng của các việc làm của Thượng Đế trong những điều nhỏ nhặt xảy ra! Cũng giống như Chúa biết tất cả các vật sáng tạo bao la của Ngài, Ngài cũng biết và yêu thương mỗi người trong bất cứ đám đông này—thật vậy, Ngài biết và yêu thương mỗi người và tất cả nhân loại! (xin xem 1 Nê Phi 11:17).

Hãy suy nghĩ về lời phán dịu dàng của Ngài với Môi Se: “Ta biết ngươi vì danh ngươi, và ngươi được ơn trước mặt ta” (Xuất Ê Díp Tô Ký 33:12)ọ và với Joseph: “Đây là Con Trai Yêu Quý của Ta, Hãy nghe lời Người!” (Joseph Smith—Lịch Sử 1:17).

Thảo nào Vua Bên Gia Min khẩn nài chúng ta phải tin rằng chúng ta không hiểu tất cả những sự việc mà Chúa có thể hiểu được (xin xem Mô Si A 4:9). Việc làm ngơ những mặc khải về khả năng kỳ diệu của Thượng Đế thì giống như nô đùa vu vơ và mãn nguyện với những miếng gỗ có khắc chữ cái mà không biết rằng những bài thơ trữ tình của Shakespeare cũng được cấu tạo bằng chữ cái đó.

Tổ Phụ Áp Ra Ham đã “không lưỡng lự” với lời hứa của Thượng Đế dành cho con cháu của mình bởi vì “tin chắc rằng điều chi [Đức Chúa Trời] đã hứa, Ngài cũng có quyền làm trọn được.” (Rô Ma 4:20–21.) Cầu xin cho chúng ta cũng được “tin chắc” như vậy.

Như vậy những lời này của Anselm là lời khuyên dạy hay: “Tin ngõ hầu hiểu được,” thay vì “hiểu [ngõ hầu] tin được” (St. Anselm, do Sidney Norton Deane phiên dịch [năm 1903], 7).

Thưa các anh chị em, mặc dù sống trong một thời kỳ xáo động, nhưng chúng ta có thể đứng trong những chốn thánh mà không bị lay chuyển (xin xem GLGƯ 45:32; 87:8). Mặc dù sống trong một thời kỳ bạo động, nhưng chúng ta có thể có được sự bình an trong tâm hồn mà vượt quá mọi sự hiểu biết (xin xem Phi Líp 4:7). Những sự việc phức tạp vẫn sẽ xảy đến nhưng, giống như Nê Phi, chúng ta vẫn có thể biết được rằng Thượng Đế yêu thương chúng ta, một sự kiện quan trọng và thiết yếu mà có thể và sẽ giữ vững chúng ta rất nhiều! (1 Nê Phi 11:17).

Làm thế nào chúng ta có thể biết được rằng Thượng Đế biết chúng ta và yêu thương chúng ta? Ngài phán bảo chúng ta bằng thánh thưọcũng vậy, bằng việc chúng ta chân thành đếm các phước lành và các sự ban cho ân điển của Ngài trong cuộc sống của mình. Hầu hết trong mọi điều, Ngài phán bảo chúng ta bằng giọng nói êm diệu, nhỏ nhẹ của Thánh Linh! (xin xem An Ma 34:38; GLGƯ 78:17–19).

Sự “thay đổi lớn lao” được đòi hỏi qua vai trò môn đồ có thể dường như là đoàn xe chạy trên đường ngoặt gấp và những đoạn rất dốc, như những mặc khải nâng cao bắt chúng ta phải hạ mình mà khiêm nhường. Điều đó cũng giống với trường hợp của Môi Se, là người đã “ngã xuống đất” và thốt lên: “Con người chả có nghĩa gì hết.” (Môi Se 1:9–10.) Tuy nhiên, lại có sự tiết lộ thiêng liêng làm vững dạ: “Đây là việc làm và sự vinh quang của ta là để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho loài người.” (Môi Se 1:39).

Tuy nhiên, sự thay đổi “lớn lao” là một công việc khó khăn lớn lao, một sự lao nhọc càng khó khăn hơn bởi sự chú tâm đến những thôi thúc đầy ích kỷ của con người tự nhiên. Rất thường, tiềm năng của chúng ta bị giảm bớt vì sự quan tâm của chúng ta đối với những sự việc thế gian. Chúng ta hầu như không sẵn sàng để cho những sự mặc khải nâng cao tinh thần chúng ta. Hãy tưởng tượng—một phần thuộc linh của mỗi người chúng ta thực sự là vĩnh cửu và chúng ta đã sống với Thượng Đế từ lúc khởi đầu! (xin xem GLGƯ 93:29, 33).

Dĩ nhiên, ngay bây giờ chúng ta không thể nào thấu hiểu trọn vẹn tất cả điều này! Dĩ nhiên, ngay bây giờ chúng ta không thể biết được ý nghĩa của tất cả những sự việc. Nhưng chúng ta có thể biết được, ngay bây giờ, rằng Thượng Đế biết chúng ta và yêu thương mỗi người chúng ta!

Nhưng, thưa các anh chị em, điều gì ngăn không cho chúng ta biết và yêu thương Ngài thêm? Sự miễn cưỡng của chúng ta để từ bỏ tất cả mọi tội lỗi của mình—thay vì thế lại nghĩ rằng từ bỏ một phần nhỏ tội lỗi là đủ. Cũng vậy, sự miễn cưỡng của chúng ta để ý muốn của mình lọt vào trong ý muốn của Ngài—thay vì thế, lại nghĩ rằng chỉ cần nhận biết ý Ngài —là đủ! (xin xem Mô Si A 15:7).

Tiên Tri Joseph Smith đã nói rằng Thượng Đế, “trước khi [thế gian] được tạo dựng,… Thượng Đế đã dự tính toàn thể các sự việc liên hệ đến thế gian… [Thượng Đế] biết… rõ điều bất chính sẽ tác động gia đình nhân loại, sự yếu kém và ưu điểm của họ,… tình trạng của tất cả các quốc gia và… vận số của họ,… và [Ngài] đã dự phòng đầy đủ sự cứu chuộc [cho nhân loại]” (Teachings of the Prophet Joseph Smith, do Joseph Fielding Smith tuyển chọn [năm 1976], 220).

Một phần “dự phòng đầy đủ” của Thượng Đế gồm có những người bất toàn như các anh chị em và tôi, cam kết cố gắng hết khả năng trong những sự kêu gọi của mình, luôn luôn biết được rằng chúng ta đang được ôm “vào vòng tay thương yêu [của Ngài].” (GLGƯ 6:20.)

Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.