2002
Phúc Âm trong Cuộc Sống của Chúng Ta
THÁNG BẢY NĂM 200


Phúc Âm trong Cuộc Sống của Chúng Ta

Ngài đã ban cho chúng ta Sự Chuộc Tội của Ngài, Phúc Âm của Ngài và Giáo Hội của Ngài, một sự phối hợp thiêng liêng mà cho chúng ta sự bảo đảm về sự bất diệt và cơ hội cho cuộc sống vĩnh cửu

Cách đây vài năm tôi đã thích thú xem mục hí họa trong một nhật báo mà cho thấy một mục sư trò chuyện với một cặp ăn mặc kiểu híp pi đang ngồi trên một chiếc xe gắn máy. Một người nói với vị mục sư: “Chúng tôi những người đi nhà thờ trong nhiều năm. Chúng tôi đã đi nhà thờ… chúng tôi chỉ chưa đến đó mà thôi.”1

Nhiều người trong thân bằng quyến thuộc của chúng ta cũng chưa đi đến nhà thờ. Họ có thể thỉnh thoảng tham dự, nhưng họ chưa nhận hưởng các phước lành trọn vẹn của việc tham dự và phục vụ Giáo Hội. Những người khác có thể tham dự đều đặn nhưng tránh những cam kết và việc tìm kiếm sự sinh lại phần thuộc linh cá nhân đến từ việc hiến dâng lòng mình lên Thượng Đế. Cả hai loại người này đang làm lỡ mất một số phước lành duy nhất trong cuộc sống này. Và cả hai đang trong nguy cơ làm lỡ mất các phước lành vinh quang nhất trong cuộc sống mai sau.

Phao Lô dạy rằng Chúa đã ban các tiên tri và các sứ đồ “để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Ky Tô” (Ê Phê Sô 4:12). Những người mà không hoàn toàn tham gia với Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô và cũng đang tìm kiếm một sự cải đạo thuộc linh cá nhân thì đang làm lỡ mất những kinh nghiệm thiết yếu dưới kế hoạch hạnh phúc vĩ đại đã được Thượng Đế thiết lập. Những lời giảng dạy và công việc của Giáo Hội là thiết yếu để mang đến cuộc sống vĩnh cửu cho loài người (xin xem Môi Se 1:39).

Tôi cầu nguyện rằng nhiều người đang lắng nghe tôi nói sẽ có được một lời chứng thuộc linh về tầm quan trọng của sứ mệnh của Giáo Hội là để gây dựng và tôn cao các con cái của Thượng Đế. Tôi đặc biệt cầu nguyện rằng một số người mà chưa nhận hưởng các phước lành của việc tham gia và cam kết trọn vẹn với Giáo Hội thì sẽ tìm kiếm và nhận được lời chứng đó và hành động theo.

Cách đây khoảng một thập niên, trong khi tôi đang dự một đại hội giáo khu ở Hoa Kỳ, tôi được giới thiệu với một tín hữu mà đã nhiều năm không tham gia vào Giáo Hội. Người tín hữu này đã hỏi tôi: “Tại sao tôi phải trở lại hoạt động tích cực trong Giáo Hội?” Khi suy ngẫm về tất cả những gì mà Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta, tôi đáp rằng thật là điều dễ dàng để hiến dâng một cái gì đó cho sự phục vụ Ngài và đồng bào của mình. Người đặt câu hỏi với tôi suy nghĩ về ý kiến đó trong một lát và rồi thốt ra câu trả lời làm tôi ngạc nhiên: “Ngài đã làm gì cho tôi?”

Câu trả lời lạ lùng này khiến tôi phải suy ngẫm việc người ta kỳ vọng nhận được gì từ Chúa Giê Su Ky Tô, từ phúc âm của Ngài và từ việc tham gia vào Giáo Hội của Ngài. Tôi nghĩ về một số người khác đã nói họ ngưng đi nhà thờ bởi vì Giáo Hội đã không “đáp ứng các nhu cầu của họ.” Các nhu cầu nào mà họ có thể kỳ vọng Giáo Hội đáp ứng? Nếu những người đó chỉ tìm kiếm một kinh nghiệm của buổi liên hoan đầy mỹ mãn, thì họ có thể bị thất vọng về một tiểu giáo khu hay chi nhánh nào đó và tìm kiếm những hiệp hội khác. Có những kinh nghiệm của buổi liên hoan đầy mỹ mãn trong nhiều tổ chức. Nếu họ chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ để học hỏi phúc âm, thì họ có thể theo đuổi mục tiêu đó qua các văn phẩm có sẵn. Nhưng những điều này có phải là các mục đích chính của Giáo Hội không? Chúng ta sẽ chỉ nhân điều này từ Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô thôi sao?

Một người nào đó đã nói rằng việc chúng ta đạt được điều gì thì tùy thuộc vào điều chúng ta tìm kiếm. Những người tham dự Giáo Hội chỉ nhằm đạt được một điều gì đó với tính chất tạm thời thì có thể bị thất vọng. Sứ Đồ Phao Lô đã viết về việc xem nhẹ những người mà “chẳng hầu việc Đấng Ky Tô, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ” (Rô Ma 16:18). Những người tham dự Giáo Hội ngõ hầu ban phát cho đồng bào mình và phục vụ Chúa thì ít khi bị thất vọng. Đấng Cứu Rỗi đã hứa rằng “Ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được” (Ma Thi Ơ 10:39).

Giáo Hội cho chúng ta các cơ hội để phục vụ Chúa và đồng bào mình. Nếu được ban phát trong cách thức đúng và lý do đúng, thì sự phục vụ đó sẽ tưởng thưởng chúng ta nhiều hơn bất cứ thứ gì chúng ta ban phát. Hằng triệu người phục vụ một cách vô vị kỷ và hữu hiệu với tư cách các chức sắc hay các giảng viên trong các tổ chức Giáo Hội, và những người nào có trải qua sự cải đạo đã được mô tả bởi vị tiên tri mà đã khẩn nài chúng ta “hãy đến với Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài” (Mô Rô Ni 10:32)

Trong suốt cuộc đời tôi, tôi đã được ban phước nhờ vào tư cách tín hữu và sự tham gia của tôi trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Thật khó có thể để diễn tả tất cả các cách thức mà Giáo Hội đã ban phước cho cuộc sống của tôi và cuộc sống của những người tôi yêu thương. Nhưng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ, với hy vọng rằng điều này sẽ thêm sự tin chắc cá nhân vào các nguyên tắc đã được mô tả.

Việc tham dự Giáo Hội mỗi tuần cung ứng cơ hội để dự phần Tiệc Thánh, như Chúa đã truyền lệnh cho chúng ta (xin xem GLGƯ 59:9). Nếu chúng ta làm với sự chuẩn bị và thái độ đúng, thì việc dự phần Tiệc Thánh tái lập hiệu quả thanh tẩy của phép báp têm của chúng ta và cho chúng ta đủ điều kiện nhận được lời hứa rằng chúng ta sẽ luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng chúng ta. Một sứ mệnh của Thánh Linh đó, Đức Thánh Linh, là làm chứng về Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử và dẫn chúng ta đến lẽ thật (xin xem Giăng 14:26; 2 Nê Phi 31:18). Chứng ngôn và lẽ thật, mà thiết yếu cho sự cải đạo của cá nhân chúng ta, là kết quả tuyệt hảo của sự tái lập hằng tuần này các giao ước của chúng ta. Trong những quyết định hằng ngày của cuộc sống của tôi và trong sự tăng trưởng phần thuộc linh của cá nhân tôi, tôi đã nhận hưởng sự làm tròn lời hứa đó.

Tôi lấy làm tiếc khi bất cứ Thánh Hữu Ngày Sau nào lại không hiểu phước lành quý báu đến với những người tuân giữ lệnh truyền dâng Tiệc Thánh vào mỗi ngày Sa Bát. Có điều gì trong cuộc sống—trong các hồ hay suối nước, trong những nơi giải trí thương mại hay tại nhà ngồi đọc báo Chúa Nhật—mà có thể cung ứng một thứ gì có thể so sánh được với những phước lành này không? Không có lạc thú giải trí nào có thể ngang bằng sự đổi mới thanh tẩy, sự hướng dẫn và sự tăng trưởng thuộc linh mà Thượng Đế đã hứa với những người dự phần Tiệc Thánh một cách trung tín và tôn vinh Ngài vào mỗi ngày Sa Bát. Tôi cảm tạ việc làm tròn các lời hứa đó trong cuộc sống của tôi và xác nhận rằng chúng được dành sẵn cho tất cả mọi người.

Khi tôi đến tuổi chịu trách nhiệm, hiểu biết và trải qua tác động của tội lỗi cá nhân, những lời giảng dạy của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã cho tôi sự bình an và can đảm để tiến bước trong sự hiểu biết rằng các tội lỗi của tôi có thể được tha thứ và luôn có hy vọng và việc có thể có lòng thương xót đối với những người phạm tội.

Khi tôi trải qua kinh nghiệm về cái chết của những người thân yêu, kể cả cha, mẹ và vợ tôi, những mặc khải đầy an ủi của Đức Thánh Linh đã ban cho tôi sức mạnh để tiếp tục sống. Thánh Linh xác nhận rằng có mục đích trong những nghịch cảnh trên trần thế và ban cho sự bảo đảm về sự phục sinh và sự xác thực về mối quan hệ gia đình được gắn bó vĩnh viễn.

Trong suốt cuộc sống tôi, tôi đã được ban phước qua giáo lý và những lời giảng dạy của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Như đã được giảng dạy trong thánh thư và bởi các vị lãnh đạo và các giảng viên của Giáo Hội này, phúc âm đã là ánh sáng cho con đường của tôi và sự thúc đẩy cho sự tiến triển vật chất và thuộc linh của tôi. Như Brigham Young đã dạy, các luật pháp phúc âm “dạy con người phải thành thật, lương thiện, trinh khiết, hòa nhã, siêng năng, cần kiệm và biết yêu mến và thực hành mọi lời nói và việc làm tốt lành, … chúng nâng cao và làm con người thành cao quý , … [và] nếu tuân theo hoàn toàn, [chúng] mang sức khỏe và sức mạnh đến cho cơ thể, sự hiểu biết thông suốt, khả năng cho óc suy luận cũng như sự cứu rỗi cho linh hồn.”2

Trong số nhiều phước lành mà tôi đã nhận được từ những lời giảng dạy của phúc âm là những phước lành đã được hứa cho việc tuân giữ Lời Thông Sáng. Đối với tôi, những điều này bao gồm sức khỏe, sự hiểu biết và khả năng “chạy mà không biết mỏi mệt, và… bước đi mà không chùn chân,” và sự làm tròn lời hứa rằng “thiên sứ hủy diệt sẽ đi qua họ, là những con cái của Y Sơ Ra Ên, mà không giết họ” (GLGƯ 89:18–21).

Phúc âm dạy chúng ta đóng tiền thập phân và các của lễ của mình, và bảo đảm với chúng ta về các phước lành khi chúng ta làm theo. Tôi làm chứng về việc làm tròn các lời hứa này trong cuộc sống của tôi. Tôi đã thấy những cửa sổ thiên thượng mở ra cho tôi để ban cho vô số phước lành. Trong số các phước lành này là khả năng để nhìn thấy sự tương đối không quan trọng của tài sản, tính kiêu hãnh, sự nổi tiếng và quyền hành của thế gian này khi so sánh với vĩnh cửu. Tôi biết ơn biết bao về sự chú trọng và sự bình an đến từ sự hiểu biết dựa vào phúc âm về mục đích của cuộc sống và sự liên hệ của nó với vĩnh cửu!

Từ những năm thơ ấu của tôi và thời đi học và lập gia đình cho đến tuổi trung niên và sau đó, Giáo Hội đã cung ứng cho tôi những sự giao thiệp cá nhân với những người tốt lành nhất trên thế giới. Các giảng viên và các bạn cùng học trong Trường Chúa Nhật và Hội Thiếu Nhi, trong hướng đạo và các sinh hoạt giới trẻ khác, trong các sinh hoạt nhóm túc số và tiểu giáo khu và giáo khu đã cho tôi thấy những tấm gương và bạn bè có thể tốt lành nhất. Dĩ nhiên, Giáo Hội của chúng ta không phải là nơi duy nhất mà có người tốt, nhưng chúng ta có một sự tập trung đáng kể về những người đó. Những sự giao thiệp của tôi trong các tổ chức của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô đã cho tôi căn bản để nhận biết, cảm kích và nới rộng những sự giao thiệp của tôi với những người có đức tính tốt trong các giáo hội và tổ chức khác.

Bởi vì cha tôi chết trước khi tôi lên tám, tôi đã có lý do từ thưở nhỏ để muốn biết về các mục đích của Chúa trong việc lấy đi nơi tôi mối quan hệ mà các em trai khác đã vui hưởng và đã coi là chuyện đương nhiên. Cũng như với nhiều thử thách khác trên trần thế, viễn ảnh phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã bù trừ cho sự mất mát đó. Tôi biết ơn biết bao các em của tôi và tôi đã được một người mẹ góa nuôi dưỡng, là người đã sử dụng đức tin của mình và lễ kết hôn của cha mẹ chúng tôi trong đền thờ để làm cho người cha đã qua đời của chúng tôi hiện diện hằng ngày trong cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ có lý do để cảm thấy rằng chúng tôi mồ côi cha. Chúng tôi có cha, nhưng ông ở xa chỉ một thời gian. Có một vài điều quan trọng hơn trong cuộc sống này là biết trạng thái của mình trên trần thế và tiềm năng của mình trong cuộc sống vĩnh cửu. Những cuộc hôn nhân được làm lễ gắn bó vĩnh viễn trong đền thờ của Chúa cung ứng khả năng đó cho mỗi đứa trẻ và cho mỗi người lớn.

Qua nhiều năm tháng, sự tham gia tích cực của tôi vào Giáo Hội đã cung ứng cho tôi cơ hội nhận được lời khuyên dạy và sự soi dẫn của các vị lãnh đạo của Giáo Hội về những điều mà tôi phải làm với tư cách là người chồng, người cha, và người lãnh đạo trong gia đình mình. Trong các đại hội giáo khu và trung ương, trong các nhóm túc số chức tư tế, và trong các lớp Trường Chúa Nhật, tôi đã được nhiều lần giảng dạy và soi dẫn bởi các người cha, các người mẹ và các ông bà đầy kinh nghiệm. Tôi đã cố gắng tuân theo những lời giảng dạy đó để cải tiến sự tham gia của mình trong những sự giao thiệp đó mà sẽ tồn tại vĩnh viễn. Để dẫn chứng chỉ một ví dụ, tôi đã được giảng dạy về quyền năng của phước lành chức tư tế—không phải chỉ là phước lành chữa bệnh, mà còn là phước lành an ủi và hướng dẫn mà một người cha nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc có được đặc ân để ban cho những người trong gia đình mình. Việc học hỏi và áp dụng nguyên tắc đó đã ban phước cho tôi và những người thân yêu của tôi với sự dịu dàng và gần gũi mà chỉ có thể đến từ việc cảm nhận được ý nghĩa của chức tư tế của Thượng Đế trong một gia đình vĩnh cửu.

Tôi cũng biết ơn những lời cảnh cáo của thánh thư và các vị lãnh đạo Giáo Hội về những điều phải tránh. Bằng cách tuân theo lời khuyên dạy đó, tôi đã có thể tránh được những cạm bẫy, mà nếu không thì tôi đã sa vào và rơi vào vòng nô lệ của chúng. Rượu, thuốc, ma túy, hình ảnh sách báo khiêu dâm và cờ bạc chỉ là một trong vài ví dụ của những chất nguy hiểm và những lối thực hành nghiện ngập mà chúng ta đã được cảnh cáo phải tránh. Tôi kêu gọi mọi người—nhất là những em trẻ tuổi—hãy lắng nghe và lưu tâm đến những lời nói của những người nam và những người nữ mà Thượng Đế đã kêu gọi với tư cách là các vị lãnh đạo và các giảng viên của các anh chị em. Các anh chị em sẽ được ban phước nếu các anh chị em chịu kiềm chế việc đặt sự khôn ngoan hay lòng ham muốn của mình lên trên các giáo lệnh của Đấng Sáng Tạo của các anh chị em và những lời cảnh cáo của các tôi tớ của Ngài.

Thánh thư bảo chúng ta phải mang lấy “trọn vẹn tấm giáp” của Thượng Đế để chúng ta “có thể đương đầu với ngày đen tối.” Thánh thư hứa rằng “tấm giáp của sự ngay chính” và “lấy thêm đức tin làm thuẩn” sẽ “dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ” (GLGƯ 27:15–17). Tôi khuyến khích các anh chị em hãy tuân theo những lời giảng dạy đó và nhận được những phước lành đó. Chúng gồm có sự cải đạo thuộc linh của cá nhân—“sự thay đổi lớn lao… trong lòng chúng [ta]” (Mô Si A 5:2)—mà sẽ giúp chúng ta trở thành người mà Cha Thiên Thượng của chúng ta mong muốn chúng ta trở thành.

Các vị lãnh đạo của Giáo Hội này nói, như Đấng Cứu Rỗi đã phán: “Đạo lý của ta chẳng phải bởi ta, nhưng bởi Đấng đã sai ta đến. Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là nói theo ý ta” (Giăng 7:16–17).

Cùng với Vua Bên Gia Min, các vị lãnh đạo của các anh chị em nói: “Tôi mong rằng các người hãy nên suy ngẫm về trạng thái đầy hạnh phúc và phước lành của những người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế; vì kìa, họ được ban phước lành trong tất cả mọi sự việc, vật chất lẫn tinh thần; và nếu trung tín cho đến cùng thì họ sẽ được thâu nhận vào thiên thượng, và họ sẽ ở đó với Thượng Đế trong một trạng thái hạnh phúc bất tận.” (Mô Si A 2:41).

Trong sự mặc khải hiện đại, Chúa đã phán: “Ta là Chúa sẽ giữ lời hứa một khi các ngươi làm theo lời ta phán; còn nếu các ngươi không làm theo lời ta thì các ngươi chẳng được lời hứa hẹn nào cả” (GLGƯ 82:10).

Đấng Cứu Rỗi đã làm gì cho chúng ta? Ngài đã ban cho chúng ta Sự Chuộc Tội của Ngài, Phúc Âm của Ngài và Giáo Hội của Ngài, một sự phối hợp thiêng liêng mà cho chúng ta sự bảo đảm về sự bất diệt và cơ hội cho cuộc sống vĩnh cửu. Tôi làm chứng rằng điều này là đúng thật, và tôi làm chứng về Thượng Đế Đức Chúa Cha, tác giả của kế hoạch và về Vị Nam Tử của Ngài Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Chuộc Tội mà đã làm cho mọi việc có thể thực hiện được, trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

Ghi chú

  1. Calvin Grondahl, [Ogden, Utah] Standard-Examiner, ngày 6 tháng Năm năm 1990.

  2. Thư gửi cho chủ bút của Religio-Philosophical Journal, ngày 7 tháng Giêng năm 1869, được trích dẫn trong Jed Woodworth, “Brigham Young and the Mission of Mormonism,” Brigham Young University Studies 40, số 2 (2001):11.