2008
Phục Hồi Đức Tin trong Gia Đình
Tháng Năm năm 2008


Phục Hồi Đức Tin trong Gia Đình

Các gia đình ổn định cung ứng nền tảng mà giữ vững một xã hội lại với nhau, điều này giúp ích cho tất cả nhân loại.

Hình Ảnh
Elder Kenneth Johnson

Với sự hiểu biết về “kế hoạch hạnh phúc vĩ đại,”1 chúng ta có được cơ hội cũng như trách nhiệm để giúp phục hồi đức tin trong gia đình.

Trong nhiều phương diện, trách nhiệm của chúng ta có thể so sánh với những người làm việc trong lãnh vực nghiên cứu về y khoa và khoa học, sử dụng các quy luật đã được thiết lập mà họ xác định làm thế nào nỗi đau đớn có thể được vơi nhẹ và phẩm chất của cuộc sống có thể được cải tiến.

Về phương diện tín ngưỡng, những người nam và những người nữ có đức tin, khi sử dụng các nguyên tắc đã được xác nhận,2 đều có thể giúp chữa lành tấm lòng phiền muộn, khôi phục niềm hy vọng và lòng tin chắc cho một tâm trí rối loạn.

Sự thành công của nhà khoa học đã đạt được bằng cách tuân theo điều đã thường được nói đến là quy luật tự nhiên. Các nhà khoa học lỗi lạc thời xưa và hiện tại đều không tự tạo ra các quy luật liên kết với các tiến trình xảy ra một cách tự nhiên mà họ khám phá ra các quy luật này.

Trong một bức thư gửi cho người Cô Rinh Tô, Sứ Đồ Phao Lô đã đưa ra một câu hỏi hóc búa về nguồn khả năng trí tuệ của con người: “Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người?”3

Qua luận lý học và kiến thức, sự hiểu biết được gia tăng. Bằng cách sử dụng tiến trình này, các lý thuyết và quy luật đã được nhận ra và chấp nhận là xác thực.

Một điều mà trở nên rõ ràng đối với trí tuệ đã được khai sáng là có những quy luật mà giữ cho cuộc sống và những sinh vật được thăng bằng. Việc khám phá ra những định luật vật lý và tuân theo chúng mang đến sự tiến bộ, làm cho con người có thể đạt được mức độ thành công cao hơn bất cứ điều gì mà không thể nào thực hiện được bằng cách nào khác.

Tôi tin rằng giả thuyết này cũng áp dụng cho các tiêu chuẩn đạo đức và giá trị luân lý . Do đó, trách nhiệm của chúng ta để bảo vệ mái gia đình là trung tâm học hỏi nơi mà các tiêu chuẩn đức hạnh này có thể được thấm nhuần trong một bầu không khí yêu thương và qua quyền năng làm gương.4

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy: ‘Giới trẻ cần ít lời chỉ trích và nhiều tấm gương tốt hơn.’5

Khi suy ngẫm về cuộc đời mình, tôi nhận thấy rằng tôi đã hiểu rõ những giá trị thiết yếu mà cần thiết cho sự phát triển một cá tính hoàn chỉnh. Tôi đã học được từ đâu lòng trung kiên, tính liêm khiết và tính đáng tin cậy? Tôi đã học được các đức tính này trong nhà từ tấm gương của cha mẹ tôi. Làm thế nào tôi đã có được sự hiểu rõ giá trị của sự phục vụ vô vị kỷ ? Tôi đã làm như vậy qua việc quan sát và vui hưởng lòng tận tụy của mẹ tôi đối với gia đình của bà. Từ đâu tôi đã học biết lòng kính trọng và tôn trọng các con gái của Thượng Đế? Tôi đã học được từ tấm gương của cha tôi.

Chính là trong nhà mà tôi đã học được các nguyên tắc của việc sống cần kiệm và phẩm giá của sự làm việc. Tôi còn có thể thấy được mẹ tôi dành ra nhiều đêm ở nhà, sử dụng cái máy may có bàn đạp chân để may các đôi giày cho một xưởng giày địa phương. Việc này không phải để giúp mẹ tôi có thể mua bất cứ thứ gì cho bà mà là để giúp lo liệu việc giúp đỡ tài chính để anh tôi và tôi có thể đi học đại học. Về sau bà cho biết rằng hành động phục vụ này là nguồn mãn nguyện đối với bà.

Cha tôi là một người khôn ngoan, cần cù. Ông đã dạy tôi cách đốn gỗ bằng cách sử dụng một cái cưa tay, cách thay hay gắn một cái phích cắm vào sợi dây điện của một dụng cụ trong nhà, và nhiều kỹ năng thực tiễn khác.

Tất cả các bài học này chứa đựng một chủ đề chung: đừng bao giờ hài lòng với bất cứ thứ gì ít hơn giá trị của các nỗ lực tốt nhất của mình.

Tôi đã phát triển khả năng để chọn những quyết định quan trọng bằng cách nói chuyện với cha mẹ tôi và học hỏi từ lời khuyên dạy của họ. Ngoài những điều mà tôi đã nói trên, còn có: sự chịu trách nhiệm, mối quan tâm đến những người khác, lời khuyến khích để theo đuổi những cơ hội học vấn, và vẫn còn nhiều điều khác nữa.

Tôi được Pamela, người về sau trở thành vợ tôi, giới thiệu phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô trong thời niên thiếu của mình. Vợ tôi đã giúp làm cho cuộc sống của tôi được thăng hoa.6

Tôi đã vui hưởng 67 năm hạnh phúc trong hôn nhân và cuộc sống gia đình—21 năm làm con trai trong nhà của cha mẹ tôi, và 46 năm làm chồng, đạt được tột đỉnh niềm vui làm cha và làm ông. Một người còn có thể mong muốn gì hơn nữa? Nói một cách giản dị, thì những cơ hội như vậy cũng sẽ được mọi người vui hưởng.

Trở lại với những lời giảng dạy của Phao Lô được ghi trong sách Cô Rinh Tô, chúng ta tìm thấy những lời này:

“Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời …

“Vả. người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.”7

Các nhà khoa học đạt được sự hiểu biết này chủ yếu qua việc nghiên cứu, thực hiện những cuộc thí nghiệm và sự sử dụng trí năng.

Các môn đồ của Đấng Ky Tô nhận được sự làm chứng của họ qua việc học hỏi những lời của Ngài, quan sát công việc của Ngài, thực hành các nguyên tắc, và tiếp nhận tinh thần soi dẫn.8

“ Có thần linh ở trong loài người, và hơi thở của Đấng Toàn Năng cho chúng sự khôn sáng.”9

Mặc dù các lẽ thật thuộc linh có thể dường như không có thật, nhưng đối với tấm lòng khiêm nhường thì ảnh hưởng của các lẽ thật này dứt khoát là đúng. Thật là quan trọng để hiểu rằng các quy luật tự nhiên không được xác định theo cơ sở đại chúng. Các quy luật tự nhiên này được thiết lập và tồn tại vì chúng có thật.

Cũng có các lẽ thật về đạo đức không khởi nguồn với con người.10 Các lẽ thật này là trọng tâm của một kế hoạch thiêng liêng mà khi được phát hiện và áp dụng thì sẽ mang lại hạnh phúc và hy vọng lớn lao trong cuộc sống trần thế của chúng ta.11

Ví dụ, tôi tin điều đã được nói đến trong “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,”12 và định nghĩa trong sự mặc khải thiêng liêng rằng hôn nhân và gia đình là do Thượng Đế quy định. Thánh thư nói rằng: “Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.”13

Những nhà thông thái đã mang đến một di sản học hỏi từ thời đã qua. Chúng ta phải truyền giao cho các thế hệ mai sau một nền tảng về đức tin trong gia đình như đã được Thượng Đế quy định.14

Chúng ta chớ quên rằng sự tự do và hạnh phúc trong mọi khía cạnh của cuộc sống đều đến bằng sự hiểu biết và lối sống phù hợp với các nguyên tắc phúc âm vĩnh cửu. Chúng mang đến một nền tảng vững chắc mà trên đó chúng ta cần phải xây đắp một cuộc sống trvẹn, hữu ích và hạnh phúc.15

Việc tuân theo mẫu mực đã được mô tả qua kế hoạch của Đức Chúa Cha đã làm cho tôi có thể cảm thấy được điều mà có ý nghĩa là “được sống trong hạnh phúc.”16 và “vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn cứu rỗi.”17

Đấng Cứu Rỗi đã dạy: “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.”18

Quan điểm hoặc thái độ của chúng ta đôi khi có thể giới hạn khả năng của chúng ta để vui hưởng những cơ hội quý báu nhất trong cuộc sống.

Câu hỏi có thể được đặt ra là: “Những người mà chưa kinh nghiệm một môi trường gia đình tốt đẹp thì sao?”

Các gia đình ổn định cung ứng nền tảng mà giữ vững một xã hội lại với nhau, điều này giúp ích cho tất cả nhân loại, ngay cả những người có thể cảm thấy rằng họ sống trong những hoàn cảnh ít thuận lợi hơn.

Đối với những người sống một cách trung tín19 và kiên nhẫn cầu nguyện cho một xã hội tính như vậy,20 thì tôi xin chia sẻ những câu thơ giản dị, dịu dàng của Helen Steiner Rice;

Khi Thượng Đế đưa ra một lời hứa,

Thì lời hứa đó luôn luôn chân chính,

Vì mọi điều Thượng Đế hứa,

Thì chắc chắn Ngài sẽ làm.

Khi ta thất vọng

Và mọi hy vọng tàn lụi,

Thì hãy nhớ đến những lời hứa của Thượng Đế

Và đức tin của ta sẽ được nhen nhúm lại.21

Tôi cầu nguyện rằng chúng ta có thể đứng cùng nhau với lòng can đảm và sự tin chắc, với tư cách là những người bảo vệ ân tứ của gia đình do Thượng Đế ban cho. Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

Ghi Chú

  1. An Ma 42:8; xin xem thêm An Ma 24:14.

  2. Xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Nguyên Tắc,” 200.

  3. 1 Cô Rinh Tô 2:11.

  4. Xin xem Châm Ngôn 22:6.

  5. “Thiết Tha Nhiệt Thành,” Liahona, tháng Mười Một năm 2004, 57.

  6. Xin xem GLGƯ 128:19.

  7. 1 Cô Rinh Tô 2:11, 14.

  8. Xin xem Giăng 7:16–17; Gia Cốp 4:8.

  9. Gióp 32:8.

  10. Xin xem GLGƯ 130:20–21.

  11. Giống như một la bàn, các nguyên tắc cung ứng những điểm liên hệ trong cuộc hành trình của đời sống.

  12. Xin xem Liahona, tháng Mười năm 2004, 49.

  13. Sáng Thế Ký 2:24.

  14. Xin xem GLGƯ 49:15–17.

  15. Xin xem GLGƯ 68:25–28.

  16. 2 Nê Phi 5:27.

  17. 2 Nê Phi 22:3.

  18. Giăng 10:10.

  19. Xin xem GLGƯ 82:10.

  20. Xin xem GLGƯ 130:2.

  21. Từ Expressions of Comfort (Uhrichsville, Ohio: Barbour Publishing, 2007), 187–88. Được cho phép sử dụng.