2007
Ý Kiến Bổ Túc Giờ Chia Sẻ, tháng Tư năm 2007
Tháng Tư năm 2007


Ý Kiến Bổ Túc Giờ Chia Sẻ, tháng Tư năm 2007

Sau đây là những ý kiến bổ túc mà các vị lãnh đạo Hội Thiếu Nhi có thể dùng với Giờ Chia Sẻ đăng trong Liahona tháng Tư năm 2007. Để có bài học, những lời chỉ dẫn, và sinh hoạt mà tương ứng với những ý kiến này, xin xem “Ngài Hằng Sống!” ở các trang TBH4 và TBH5 của phần thiếu nhi trong số báo này.

  1. Viết chữ sai lên trên bảng. Bảo các em rằng khi các em hối cải thì các em sẽ đổi sai thành đúng. Bảo các em giúp các anh chị em đổi chữ sai thành chữ đúng bằng cách tìm ra điều các em có thể làm để hối cải. Dùng ba ví dụ trong đời (xin xem “Case Studies,” Teaching, No Greater Call [1999], 161((‘01‘))õ62) ((‘12‘))để đưa ra những tình huống mà các em cần phải hối cải. Sau ví dụ thứ nhất, hãy hát một bài ca hay thánh ca về sự hối cải, và giải thích rằng sự hối cải là nguyên tắc thứ nhì của phúc âm. Sau ví dụ thứ nhì, hãy hát một bài ca hoặc thánh ca về sự hối cải. Sau ví dụ thứ ba, hãy hát một bài ca hay thánh ca về sự tha thứ và giải thích rằng chúng ta cần phải tha thứ những người đã hối cải. Xóa bỏ chữ sai ở trên bảng, và viết chữ đúng. Đọc thuộc lòng từ Các Tiêu Chuẩn Phúc Âm của Tôi: “Tôi sẽ chọn điều đúng. Tôi biết tôi có thể hối cải khi tôi làm lỗi.” Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về sự hối cải và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  2. Giải thích rằng vị tiên tri tại thế của chúng ta đang nắm giữ tất cả các chìa khóa của chức tư tế và thẩm quyền trong Giáo Hội ngày nay. Hãy giơ lên một tấm hình của vị tiên tri. Tuy nhiên, hãy giải thích rằng, ông lãnh đạo Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của một vị khác. Hỏi các em vị ấy là ai (Chúa Giê Su Ky Tô). Giơ lên một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô, và đặt nó lên trên bức hình của vị tiên tri, điều đó có nghĩa là vị tiên tri làm việc dưới sự hướng dẫn của Ngài. Cho các em thấy tạp chí Liahona số mới nhất về đại hội. Giải thích rằng khi vị tiên tri của chúng ta ngỏ lời cùng chúng ta tại đại hội trung ương thì ông đang giảng dạy cho chúng ta điều mà Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta nghe và làm. Hãy cẩn thận chọn ra bốn câu nói từ các sứ điệp gần đây của vị tiên tri, và mời các em lớn tuổi hơn đọc chúng. Liệt kê bốn điều mà các em có thể làm để tuân theo những lời của vị tiên tri. Ví dụ, các anh chị em có thể liệt kê “đóng tiền thập phân,” hoặc “đọc thánh thư.” Mời các em vẽ một bức hình về một trong số các ý kiến mà các em muốn thực hiện để noi theo vị tiên tri tốt hơn (xin xem “Drawing Activities,” Teaching, No Greater Call, 166–67). Chọn một bài ca hay thánh ca thích hợp với mỗi nguyên tắc trong số bốn nguyên tắc mà vị tiên tri vừa nói đến gần đây nhất. Mời các em vẽ hình về nguyên tắc đặc biệt đó lên đứng trước lớp học và giơ lên hình của các em vẽ, trong khi Hội Thiếu Nhi hát bài ca đó. Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về tầm quan trọng của chức tư tế.

  3. Phần trình bày bài ca: “Một Thiên Sứ Đến Với Joseph Smith” (số báo này, trang TBH13). Trước khi dạy bài ca này, hãy tập điều khiển nhịp điệu duy nhất. Nhịp thay đổi từ 3/4 đến 2/4 cho một điệu ở mỗi hàng.

    Dán không theo thứ tự các tờ giấy có ghi chữ((‘01‘))ọ“((‘12‘))Mô Rô Ni,” “Đồi Cumorah,” “Dân Nê Phi,” và “Sách Mặc Môn.” Bảo các em rằng bài ca này là về bốn điều này. Yêu cầu các em giúp các anh chị em đặt các tờ giấy có ghi chữ theo cùng với thứ tự của bài ca. Hãy hát bài ca cho các em nghe và rồi hỏi các em tờ giấy có ghi chữ nào là trước nhất. Vì câu đầu tiên là “một thiên sứ đến với Joseph Smith,” thì tờ giấy có ghi chữ “Mô Rô Ni” là đúng. Cho các em hát câu đó với các anh chị em. Hát bài ca đó thêm ba lần nữa, và mỗi lần đặt một tờ giấy có ghi chữ vào đúng chỗ. Giải thích rằng Joseph Smith lấy các bảng khắc bằng vàng từ Đồi Cumorah, rằng các bảng khắc là một biên sử của dân Nê Phi và rằng quyển sách quý báu, thiêng liêng đó là Sách Mặc Môn. Vì bài ca ngắn nên hãy hát hết bài ca mỗi lần các anh chị em đặt ra một câu hỏi. Điều này sẽ giúp các em quen thuộc với những chữ và nhịp điệu đầy thú vị. Hãy khuyến khích các em kể câu chuyện về Sách Mặc Môn cho gia đình các em nghe bằng cách hát bài ca này. Hãy làm chứng rằng câu chuyện được kể trong bài ca này là có thật.