2018
Rổ và Lọ
April 2018


Tại Bục Giảng

Rổ và Lọ

Hình Ảnh
Sister Okazaki

Ảnh Chị Okazaki do nhã ý của Church History Library (Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội); các hình ảnh khác của Getty Images

Hình Ảnh
baskets and bottles of fruit

Thượng Đế ban cho chúng ta nhiều ân tứ, có nhiều điều đa dạng, có nhiều điều khác biệt, nhưng điều chủ yếu là chúng ta biết gì về nhau—rằng chúng ta đều là con cái của Ngài.

Thử thách của chúng ta với tư cách là tín hữu của Giáo Hội là để cho tất cả chúng ta học hỏi lẫn nhau, để tất cả chúng ta đều yêu mến lẫn nhau và cùng nhau tiến triển.

Các giáo lý của phúc âm là không thể thiếu được. Các giáo lý này là thiết yếu, còn ngoại hình và văn hóa kèm theo thì không bắt buộc. Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm đơn giản cho thấy sự khác biệt giữa các giáo lý của Giáo Hội với ngoại hình và văn hóa. Đây là một cái lọ đào Utah, do một bà nội trợ Utah chuẩn bị để cung cấp thức ăn cho gia đình mình trong mùa tuyết rơi. Các bà nội trợ Hawaii thì không đóng hộp trái cây. Họ hái đủ trái cây cho một vài ngày và để trong những cái rổ như thế này cho gia đình của họ. Cái rổ này gồm có xoài, chuối, dứa, và đu đủ … do một bà nội trợ ở quần đảo Polynesia hái để cung cấp thức ăn cho gia đình mình trong một nơi có khí hậu làm cho trái cây chín quanh năm.

Rổ và lọ là hai vật đựng khác nhau, nhưng vật chứa bên trong thì giống như nhau: trái cây cho gia đình. Vậy thì để trái cây trong hộp là đúng hay để trong rổ là sai? Không, cả hai đều đúng. Chúng là những vật đựng phù hợp với văn hóa và nhu cầu của người dân. Chúng đều phù hợp với thứ gì được để bên trong, tức là trái cây.

Vậy thì, loại trái cây gì? Phao Lô nói với chúng ta rằng: “Trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, nhu mì, và tiết độ” [Ga La Ti 5:22–23]. Trong tình chị em trong Hội Phụ Nữ, trong tình anh em trong các nhóm túc số chức tư tế, trong việc nghiêm trang cùng nhau đến dự phần Tiệc Thánh, trái của Thánh Linh đoàn kết chúng ta trong tình yêu thương, niềm vui, và sự bình an cho dù Hội Phụ Nữ ở Taipei hay ở Tonga, cho dù nhóm túc số chức tư tế ở Montana hay ở Mexico, và cho dù buổi họp Tiệc Thánh ở Fiji hay ở Philippines.

… Khi tôi được kêu gọi vào Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, Chủ Tịch [Gordon B.] Hinckley đã khuyên dạy tôi: “Chị mang đến một đức tính đặc biệt vào chủ tịch đoàn này. Chị sẽ được nhìn nhận là người đại diện cho những người ở bên ngoài các biên giới của Hoa Kỳ và Canada. … Họ sẽ thấy ở chị một người đại diện cho sự hiệp một với Giáo Hội.” Ông ban cho tôi một phước lành rằng lưỡi của tôi có thể được nới ra khi tôi nói chuyện với mọi người.4

… [Khi tôi nói chuyện ở các quốc gia khác,] tôi đã có thể cảm thấy Thánh Linh đang mang lời nói của tôi vào lòng họ, và tôi có thể cảm thấy “trái của Thánh Linh” mang lại cho tôi tình yêu thương, niềm vui, và đức tin của họ. Tôi có thể cảm thấy Thánh Linh đang hiệp chúng tôi thành một.

Thưa các anh chị em, cho dù trái của anh chị em là đào hay là đu đủ, và cho dù anh chị em để chúng trong lọ hay trong rổ, thì chúng tôi cảm ơn anh chị em đã dâng lên những trái đó trong tình yêu thương. Thưa Cha Thiên Thượng, cầu xin cho chúng ta có thể hiệp làm một,5 tôi cầu nguyện trong thánh danh của Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô. A Men.

Ghi Chú

  1. Chieko N. Okazaki, Lighten Up! (1993), 7.

  2. Xin xem Okazaki, Lighten Up!, 48–50; Gregory A. Prince, “‘There Is Always a Struggle’: An Interview with Chieko N. Okazaki,” Dialogue: A Journal of Mormon Thought 45, no. 1 (Spring 2012): 114–115.

  3. “Obituary: Okazaki, Chieko,” Deseret News, ngày 7 tháng 8 năm 2011.

  4. Xin xem Prince, “There Is Always a Struggle,” trang 121. Gordon B. Hinckley đang phục vụ với tư cách là Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn khi Chị Okazaki được kêu gọi vào năm 1990.

  5. Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 38:27.