2018
Tìm Hiểu về Đấng Cứu Rỗi
April 2018


Tìm Hiểu về Đấng Cứu Rỗi

Tác giả hiện sống ở Utah, Hoa Kỳ.

Khi các em học về Chúa Giê Su Ky Tô, các em mời sự bình an và sự hiện diện của Ngài vào cuộc sống của mình.

Hình Ảnh
Christ praying

Chi tiết từ Where Are the Nine (Còn Chín Người Kia Ở Đâu), TRANH CỦA LIZ LEMON SWINDLE

Hãy tưởng tượng mình đang đọc mọi điều trong thánh thư về Đấng Cứu Rỗi—trong Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Sách Giáo Lý và Giao Ước, Trân Châu Vô Giá. Điều đó sẽ đòi hỏi rất nhiều thời giờ và công việc! Nhưng vào tháng Một năm 2017, Chủ Tịch Russell M. Nelson, đã đưa ra một thách thức để làm chính điều đó—để học hỏi tất cả mọi điều mà Chúa Giê Su đã phán và làm trong các tác phẩm tiêu chuẩn. Chủ Tịch Nelson nói rằng việc hoàn tất dự án đó đã làm cho ông trở thành “một con người khác.” Ông không chỉ học được thêm về Chúa Giê Su Ky Tô mà còn cảm thấy một sự tận tâm được tái lập với Ngài.1

Các em cũng có thể đến gần Đấng Ky Tô hơn khi các em học về Ngài. Việc học hỏi về cuộc đời và mục đích của Ngài mời sự bình an của Ngài vào cuộc sống của chúng ta và giúp các em tiến đến việc biết Ngài và Cha Thiên Thượng. Hãy xem cách các thanh thiếu niên này trả lời hai câu hỏi: (1) Câu chuyện trong thánh thư ưa thích của các em về Đấng Cứu Rỗi là gì và tại sao? (2) Và việc nghiên cứu phúc âm đã mang đến sự bình an cho các em như thế nào?

Tôi thích câu chuyện về 10 người mắc bệnh phung bởi vì Đấng Ky Tô cho thấy tình yêu thương rất nhiều đối với người mắc bệnh phung mà đã trở lại cảm tạ Ngài. Ngài phán rằng: “Đức tin ngươi đã cứu ngươi” (Lu Ca 17:19; xin xem các câu 11–19). Tôi yêu thích lòng tử tế chân thật mà Ngài cho mọi người thấy.

Vì một số thảm kịch mới xảy ra gần đây ở trường tôi, nên mọi người ở đó đều cần rất nhiều sự bình an và an ủi. Tôi đã tìm được sức mạnh và sự bình an qua việc học tập ở lớp giáo lý. Các giảng viên lớp giáo lý làm cho thánh thư và phúc âm trở nên rất riêng cho mỗi học viên. Thật là thú vị để thấy sự tương phản trong lớp học lớp giáo lý so với một lớp học bình thường. Ở đó có một cảm giác khác biệt mang đến sự bình an.

Gabriel S., 16 tuổi, Colorado, Hoa Kỳ

Câu chuyện về An Ma về đức tin và lời của Thượng Đế (xin xem An Ma 32:18–43) đã dạy cho tôi rằng khi chúng ta gieo tình yêu thương, thì chúng ta nhận được tình yêu thương. Như An Ma giải thích cho dân Giô Ram, đức tin cũng giống như một hạt cải. Đó là tin tưởng rằng một điều gì đó có thật mà không thực sự có mặt ở đó để thấy nó. Đức tin phát triển khi một người có ước muốn để tin và lắng nghe lời của Thượng Đế. Tất cả những điều này đã giúp tôi trở nên điềm tĩnh, vững lòng, và đạt được một chứng ngôn rằng Cha Thiên Thượng nhìn tôi với đôi mắt của tình yêu thương và lòng thương xót.

Khi tôi học thánh thư mỗi ngày, tôi hiểu rõ hơn tình yêu thương mà Đấng Cứu Rỗi của chúng ta có cho mỗi người chúng ta. Sự hiểu biết này giúp tôi giải thích cho bạn bè tôi ở trường học rằng họ không hề đơn độc khi họ gặp rắc rối bởi vì có một Thượng Đế là đấng yêu thương chúng ta.

Maria D., 17 tuổi, Guadalajara, Tây Ban Nha

Hình Ảnh
Christ with children

Chi tiết từ Christ and the Book of Mormon Children (Đấng Ky Tô và Các Trẻ Em trong Sách Mặc Môn), TRANH CỦA DEL PARSON

Tôi thích trong 2 Nê Phi 17 khi Đấng Cứu Rỗi đến viếng thăm Châu Mỹ và mời gọi trẻ em hãy đến cùng Ngài. Ngài ngồi với chúng và dành thời gian với từng đứa trẻ một. Đó là một câu chuyện kỳ diệu đối với tôi cho thấy Chúa Giê Su Ky Tô là ai và Ngài yêu thương mỗi người chúng ta biết bao. Tôi tin rằng Ngài cũng sẽ ngồi với chúng ta khi chúng ta cần Ngài giúp đỡ.

Năm nay tôi đã tự thách thức mình đọc một trang thánh thư mỗi ngày. Khi làm như thế, tôi bắt đầu trông chờ được làm việc đó mỗi ngày. Tôi đã học được rất nhiều từ những lời giảng dạy và các câu chuyện trong thánh thư khi tôi cố gắng dành ra thời gian để hiểu những lời đó, và tôi đã tiến đến gần Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi của mình hơn vì tôi cũng học hỏi về Hai Ngài. Việc này đã mang đến cho cuộc sống của tôi rất nhiều bình an.

Anna C., 17 tuổi, Montana, Hoa Kỳ

Tôi thích khi Đấng Ky Tô đến Châu Mỹ, Ngài hỏi xem có ai bị bệnh và đau khổ trong số họ không, rồi Ngài chữa lành cho họ. Rồi Ngài ban phước lành cho các trẻ nhỏ. (Xin xem 3 Nê Phi 17.) Tôi nghĩ đó thật là một câu chuyện rất thú vị và đầy quyền năng. Tôi thích các trẻ nhỏ, và tôi thích khi người ta yêu thương chúng nhiều hơn, bởi vì trẻ em rất trong trắng. Câu chuyện này cho tôi thấy tình yêu thương sâu thẳm của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta. Vì Ngài yêu thương những người sống vào thời đó đến mức làm mọi điều mà Ngài đã làm, Ngài cũng có thể yêu thương chúng ta ngày nay.

Ê Sai 53:3 có chép rằng Đấng Cứu Rỗi “từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm.” Khi tôi nghĩ về Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, những gì Ngài đã trải qua cho chúng ta, và cách tôi có thể được tha thứ khi tôi hối cải tội lỗi của mình, thì tôi cảm thấy thật sự bình an. Nhiều người trong Sách Mặc Môn—các con trai của Mô Si A, A Môn, và An Ma con—đều có những quá khứ lầm lỗi, nhưng họ đều được tha thứ. Họ đã tìm đến Đấng Ky Tô, hối cải, và trở thành các tấm gương tốt mà chúng ta có thể học được ngày nay. Thật là an ủi đối với tôi để biết rằng tôi cũng có thể được tha thứ.

Alina T., 18 tuổi, Oregon, Hoa Kỳ

Câu chuyện trong thánh thư ưa thích của tôi về Chúa Giê Su là khi Ngài biến nước thành rượu trong một tiệc cưới, khi Mẹ Ngài nhờ Ngài giúp (xin xem Giăng 2:1–11). Đây là câu chuyện ưa thích nhất của tôi bởi vì câu chuyện cho thấy Chúa Giê Su tôn trọng phụ nữ và đặc biệt là Mẹ Ngài. Câu chuyện này khuyến khích trẻ em vâng lời cha mẹ chúng, không phải vì sợ hãi mà vì tình yêu thương vô hạn. Tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô là điều mà mọi người cần phải cố gắng noi theo. Tình yêu thương của Ngài dành cho mẹ Ngài không bao giờ phai mờ, và tình yêu thương của chúng ta dành cho cha mẹ mình cũng vậy. Đó cũng là đoạn thánh thư ưa thích của tôi bởi vì phép lạ của Ngài là một hành động phục vụ, và chúng ta cũng có thể tạo ra những phép lạ bằng cách giúp đỡ người khác.

Câu chuyện này và các câu chuyện khác trong thánh thư đã mang đến cho tôi sự bình an. Thật là an ủi khi biết rằng nếu tôi luôn luôn cố gắng học hỏi về Đấng Ky Tô và tuân theo những lời giảng dạy của Ngài, thì một ngày kia tôi có thể trở về với Cha Thiên Thượng yêu quý của mình.

Anne R., 17 tuổi, Victoria, Úc

Tôi thích câu chuyện về Đấng Ky Tô đi bộ trên mặt nước. Ngài đi vào thuyền nơi có tất cả Các Sứ Đồ, và Ngài mời Phi E Rơ bước ra và đi bộ trên mặt nước. Ban đầu Phi E Rơ có đức tin và có thể đi bộ trên mặt nước, nhưng rồi ông đã để mất đức tin và bắt đầu chìm xuống. Rồi Đấng Ky Tô dang tay Ngài ra và kéo ông lên (xin xem Ma Thi Ơ 14:25–33). Câu chuyện này quan trọng đối với tôi bởi vì Đấng Ky Tô luôn luôn có bàn tay của Ngài trong cuộc sống của chúng ta—Ngài bảo vệ cho chúng ta.

Việc học tập của tôi giúp tôi bởi vì tôi học thánh thư vào buổi sáng và điều đó làm cho ngày của tôi tốt đẹp hơn. Khi tôi không học thánh thư, ngày của tôi không được vui vẻ hoặc thú vị bằng—tôi cảm thấy không được vui lắm. Khi tôi đọc thánh thư của tôi thường xuyên vào buổi sáng, thì tôi cảm thấy ngày của mình tốt đẹp hơn nhiều bởi vì tôi mời Đức Thánh Linh ở cùng với tôi suốt ngày.

James K., 17 tuổi, Alaska, Hoa Kỳ

Hình Ảnh
Christ and the rich young man

Chi tiết từ Christ and the Rich Young Ruler (Đấng Ky Tô và Người Trai Trẻ Giàu Có Quyền Quý), TRANH CỦA HEINRICH HOFMANN

Tôi yêu thích câu chuyện về Đấng Ky Tô và người trai trẻ giàu có (xin xem Mác 10:17–22). Nó cho tôi có được nhiều sự hiểu biết sâu sắc và quan điểm về việc đặt Thượng Đế làm ưu tiên trên hết mọi sự việc. Được yêu cầu để bán hết mọi của cải thế gian sẽ là một đòi hỏi hết sức khó khăn đối với hầu như tất cả mọi người. Nhưng tôi nghĩ rằng việc sẵn lòng đặt Thượng Đế lên trên hết của cải của mình là một trong những điều mà mỗi người chúng ta cần phải học trong cuộc đời. Tình yêu thương vô hạn của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho chúng ta thật sự là kỳ diệu. Tình yêu thương đó chắc hẳn tốt hơn bất cứ số tiền nào hoặc gia tài nào chúng ta có được trong cuộc đời này.

Việc đọc thánh thư mang sự bình an và an ủi đến cho tôi, cũng như sự khôn ngoan và hiểu biết nhiều hơn. Mặc dù tôi có thể không luôn luôn cảm thấy quyền năng tức thì của việc học thánh thư, tôi biết rằng việc học thánh thư mang đến những ảnh hưởng tích cực trong cuộc đời tôi và giúp tôi cảm nhận được Thánh Linh và nhận ra những thúc giục của Ngài.

Yuzhen C., 19 tuổi, Taichung, Đài Loan

Hình Ảnh
woman touching the hem

Chi tiết từ Woman Touches Hem of Christ’s Garment (Người Đàn Bà Rờ Áo của Đấng Ky Tô), TRANH CỦA HEIDI DAYNES DARLEY

Khi Đấng Ky Tô trên đường đến thăm một bé gái đang sắp chết, một phụ nữ bị bệnh mất huyết chỉ cần rờ vào áo Ngài và được chữa lành. Đấng Ky Tô quay lại và nói với người đàn bà ấy sau khi nhận thấy rằng bà ấy đã rờ vào Ngài (xin xem Lu Ca 8:43–48). Mặc dù đang trên đường đi giúp đỡ một người khác, Đấng Ky Tô cũng vẫn dành ra thời gian cho người phụ nữ ấy. Đấng Ky Tô cũng dành thời gian cho tất cả chúng ta.

Cuộc sống của tôi rất bận rộn, đi đến trường hay là đến lớp học múa ba lê hay là những việc lặt vặt khác. Trong khi làm những việc đó, tôi không có thời gian cho riêng mình hoặc không cảm thấy bình an. Khi tôi đọc thánh thư hoặc nói lời cầu nguyện, thì tôi cảm thấy bình an. Thật là tuyệt để cảm thấy như thế và được nghỉ ngơi khỏi những việc bận rộn. Trong những khoảnh khắc bình an này, tôi đến gần với Đấng Cứu Rỗi hơn và tiến triển trong phúc âm.

Zoe B., 17 tuổi, Utah, Hoa Kỳ

Ghi Chú

  1. Xin xem Russell M. Nelson, “Các Vị Tiên Tri, Sự Lãnh Đạo và Luật Pháp Thiêng Liêng” (buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho các thành niên trẻ tuổi, ngày 8 tháng Giêng năm 2017), broadcasts.lds.org; “Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta,” đại hội trung ương tháng Tư năm 2017; “Study the Savior’s Words,” Liahona, Jan. 2018, 56–59.