2007
Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta—Phương Tiện Đoàn Kết Giữa Các Tín Hữu và Những Người Truyền Giáo
Tháng Mười Một năm 2007


Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta—Phương Tiện Đoàn Kết Giữa Các Tín Hữu và Những Người Truyền Giáo

Những người truyền giáo và các tín hữu cần phải … trở nên hiệp một trong các nỗ lực của mình để rao giảng phúc âm.

Hình Ảnh

Cách đây không lâu, chúng tôi mời hai chị truyền giáo đến ăn trưa. Sau khi ăn xong, chúng tôi yêu cầu họ để lại cho chúng tôi một ý nghĩ thuộc linh. Họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và đưa ra lời mời cho chúng tôi để đọc thánh thư và tập đánh dấu. Họ mang theo một quyển Sách Mặc Môn mới và một bộ bút chì màu. Chúng tôi chấp nhận lời mời của những người truyền giáo. Kể từ lúc ấy, việc đọc Sách Mặc Môn chung gia đình hằng ngày của chúng tôi đã thay đổi. Trong mỗi chương, chúng tôi đánh dấu bằng những màu khác nhau các đoạn về Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng tôi tìm thấy các đoạn đó. Mỗi lần như vậy, sinh hoạt tập luyện ngắn ngủi này nhắc chúng tôi nhớ đến những người truyền giáo của chúng tôi.

Khi những người truyền giáo trình bày sinh hoạt này, thì ngay lập tức chúng tôi nhận biết đó là một sinh hoạt học tập thánh thư đã được đề nghị trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Gia đình chúng tôi rất biết ơn phương tiện truyền giáo quan trọng và đầy quyền năng này.

Trong ba năm qua, những người truyền giáo đã sử dụng sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta trên khắp thế giới. Sách đó đã thật sự cải tiến công việc truyền giáo. Tầm nhìn xa của Chủ Tịch Hinckley đã được ứng nghiệm: Những người truyền giáo “quán triệt khái niệm của các bài học.” Họ “giảng dạy các khái niệm theo lời riêng của họ dưới ảnh hưởng hướng dẫn của Đức Thánh Linh” (xin xem “Công Việc Phục Vụ Truyền Giáo,” Buổi Họp Huấn Luyện Giới Lãnh Đạo Toàn Cầu, ngày 11 tháng Giêng năm 2003, trang 19).

Khi những người truyền giáo siêng năng học hỏi sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, thì họ học và áp dụng các giáo lý và nguyên tắc quan trọng mà làm cho họ có khả năng hơn trong sự phục vụ quan trọng của họ. Mặc dù điều này, họ vẫn cần tất cả sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta. Chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể làm tròn lệnh truyền trđại mà đã được ban cho các sứ đồ thời xưa và thời nay: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người” (Mác 16:15).

Để được thành công trong các nỗ lực này, chúng ta phải hiệp một với những người truyền giáo, và chúng ta phải hiểu nhau. Các anh chị em có luôn luôn hiểu những người truyền giáo không? Tôi không ám chỉ đến ngôn ngữ, mà đúng hơn là cách họ làm công việc truyền giáo. Chúng ta nhìn và quan sát khi họ mời những người khác lắng nghe sứ điệp của họ. Họ giảng dạy các nguyên tắc phúc âm và mời những người muốn thay đổi cuộc sống của họ và chịu phép báp têm cùng làm lễ xác nhận là tín hữu của Giáo Hội.

Nếu chúng ta muốn hiểu và giúp đỡ những người truyền giáo của mình thì chúng ta cần phải có đức tin như những người truyền giáo có đức tin, chúng ta cần phải suy nghĩ như những người truyền giáo suy nghĩ và chúng ta cần phải cảm thấy như những người truyền giáo cảm thấy. Chúng ta có thể làm điều đó như thế nào?

Dĩ nhiên, một cách quan trọng là có mặt với những người truyền giáo và nhìn thấy điều họ làm. Nhưng một cách khác cho chúng ta là làm quen với quyển Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta và học hỏi thêm về công việc truyền giáo. Kể từ khi Chủ Tịch McKay nói “Mỗi tín hữu là một người truyền giáo” (trong Conference Report, tháng Tư năm 1959, trang 122), thì các tín hữu đã cố gắng trở nên tích cực hơn trong việc chia sẻ phúc âm. Với sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, chúng ta có được một sự hướng dẫn kỳ diệu để giúp chúng ta hành động tốt hơn theo lời mời gọi này. Việc chúng ta học hỏi sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta sẽ không những giúp chúng ta phát triển một sự hiểu biết và lòng biết ơn sâu xa hơn về những người truyền giáo của mình mà sẽ còn giúp chúng ta trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Mỗi người trong gia đình chúng tôi có riêng một quyển Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Việc học trong quyển sách hướng dẫn này là một sự hỗ trợ lớn trong việc phát triển một chứng ngôn vững mạnh. Điều này giúp hiểu các nguyên tắc phúc âm cơ bản và ước muốn để phục vụ. Xin cho tôi một giây lát để nêu lên một số tiêu đề của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta ([2004], iii), và các anh chị em sẽ hiểu.

Các tiêu đề này là:

“Làm Thế Nào Tôi Nhận Biết và Hiểu Được Thánh Linh?”

“Làm Thế Nào Tôi Học Hỏi một cách Hữu Hiệu và Chuẩn Bị Giảng Dạy?”

“Tôi Học Hỏi và Giảng Dạy Điều Gì?”

“Vai Trò của Sách Mặc Môn là Gì?”

“Làm Thế Nào Tôi Phát Triển Được Những Thuộc Tính Giống như Đấng Ky Tô?”

Có phải đó là những điều mà tất cả chúng ta muốn học hỏi chăng? Đối với mọi người mà muốn trở nên một người tín hữu truyền giáo giỏi hơn và muốn biết cách hỗ trợ những người truyền giáo, thì sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta chứa đựng những ý kiến và sự hiểu biết đầy tác động. Chúng ta học cách mà chúng ta có thể giúp những người truyền giáo tìm ra những người để giảng dạy và cách mà chúng ta với tư cách là các tín hữu có thể sát cánh làm việc với những người truyền giáo để giúp những người đang tìm hiểu về Giáo Hội. Chúng ta học để hiểu lý do tại sao những lời mời gọi mạnh mẽ để hành động đều rất hữu ích cho việc gia tăng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và cách mà chúng ta có thể đứng với những người bạn ngoại đạo của mình là những người đang trải qua tiến trình thay đổi cuộc sống và cải đạo kỳ diệu này.

Ngoài việc học hỏi thánh thư, mỗi ngày những người truyền giáo còn học sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Họ học và áp dụng các nguyên tắc và những kỹ năng. Đặc biệt họ học cách sử dụng sự hướng dẫn của Thánh Linh trong công việc của họ. Nếu chúng ta muốn học, như những người truyền giáo đã học, thì chúng ta cũng phải học kỹ sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta và quan sát những người truyền giáo trong công việc hằng ngày của họ.

Trong phần giới thiệu sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, chúng ta đọc: Sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta” là dành cho những người truyền giáo toàn thời gian của Giáo Hội. Tuy nhiên, các nguyên tắc và các giáo lý được giảng dạy ở đây cũng được áp dụng cho những người truyền giáo và các vị lãnh đạo tiểu giáo khu khi họ tìm cách xây đắp vương quốc của Chúa. Việc học tập quyển sách này thường xuyên sẽ giúp cho họ có thể làm tròn các trách nhiệm của họ với tư cách là những người tín hữu truyền giáo và sẽ thúc đẩy sự đoàn kết với những người truyền giáo toàn thời gian” (xi).

Anh Cả Richard G. Scott đã dạy rằng tất cả các tín hữu cần phải học kỹ sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Ông nói: “Nhiều điều tốt lành đã đạt được … kể từ khi quyển Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta được đưa ra, nhưng điều tốt nhất thì sẽ đến khi tất cả chúng ta trở nên thành thạo hơn trong việc sử dụng phương tiện truyền giáo phi thường này.” (“Quyền Năng của Sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2005, 31).

Thời gian của chúng ta có thể dường như hạn chế để thực hiện việc học hỏi này, vậy nên tôi xin đưa ra một vài đề nghị mà có thể giúp ích.

  • Các thanh thiếu niên chuẩn bị cho công việc truyền giáo đều cần phải học kỹ sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta cùng với thánh thư.

  • Mời những người truyền giáo đến nhà mình. Hãy yêu cầu họ giảng dạy cho các anh chị em và gia đình các anh chị em một nguyên tắc hoặc giáo lý từ sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta.

  • Thỉnh thoảng, hãy sử dụng sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta cho buổi họp tối gia đình. Hãy để cho con cái còn niên thiếu của các anh chị em giảng dạy gia đình mình như những người truyền giáo thường làm. Trong nhà của mình, chúng tôi có một số bài học quan trọng bất ngờ do con cái của chúng tôi giảng dạy. Chúng tôi đã ngạc nhiên trước việc chúng giảng dạy các nguyên tắc giản dị từ sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta hay biết bao. Đôi khi chúng tôi cũng có mời bạn bè đến nghe các bài học đó.

  • Các giảng viên giáo lý phúc âm có thể sử dụng các nguyên tắc phúc âm giản dị nhưng hữu hiệu mà đã được đề ra trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta làm sự hỗ trợ cho những khóa học đã được quy định.

  • Sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta đã được phiên dịch và xuất bản sang hầu hết mọi ngôn ngữ mà các tín hữu của chúng ta nói. Trong những quốc gia mà Giáo Hội mới được thiết lập, thì sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta có thể được sử dụng cùng với thánh thư làm một tài liệu và nền tảng cho tất cả sự học hỏi và giảng dạy phúc âm.

  • Anh Cả Scott đã khuyến khích các vị lãnh đạo địa phương của Giáo Hội nên sử dụng các tài liệu này trong “… các chủ tịch đoàn của mình, các buổi họp ủy ban chấp hành chức tư tế, và các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu… .” (Liahona, tháng Năm năm 2005, 31).

  • Hãy sử dụng sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta làm một tài liệu để huấn luyện, để viết bài nói chuyện, cho những ý nghĩ thuộc linh, bài học, những buổi họp đặc biệt fireside và sự học hỏi cá nhân.

Tôi làm chứng rằng sách hướng dẫn truyền giáo này đã được Thượng Đế soi dẫn. Chúng ta cần phải học kỹ sách đó hơn, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn những người truyền giáo và công việc của họ. Những người truyền giáo và các tín hữu cần phải nói cùng một ngôn ngữ. Chúng ta cần phải trở nên hiệp một trong các nỗ lực của mình để rao giảng phúc âm. Nó sẽ làm cho chúng ta có thể trở thành phương tiện trong tay của Chúa vì Ngài đã phán: “Ta sẽ quy tụ những người chọn lọc của ta từ bốn phương trời của thế gian, đó là tất cả những ai tin ta và lắng nghe tiếng nói của ta” (GLGƯ 33:6).

Là các tín hữu của Giáo Hội Ngài, chúng ta được kỳ vọng phải là một phần của tiến trình quy tụ đầy vinh quang này. Tôi làm chứng về lẽ thật này, trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.