Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 3: Ngày 2, 1 Nê Phi 8


Đơn Vị 3: Ngày 2

1 Nê Phi 8

Lời Giới Thiệu

Trong 1 Nê Phi 8 chúng ta đọc về khải tượng của Lê Hi về cây sự sống. Ông cảm thấy hết sức vui mừng khi ăn trái của cây ấy, mà tượng trưng cho các phước lành của Sự Chuộc Tội. Sau đó ông nhìn thấy những nhóm người khác nhau có phản ứng khác biệt đối với cái cây và trái cây của nó. Để giúp các em chuẩn bị cho bài học này, các em có thể muốn hát hoặc đọc lời của bài ca “The Iron Rod” (Hymns, số 274). Khi các em hoc chương này, hãy suy ngẫm về cách mà Sự Chuộc Tội làm cho các em hết sức vui mừng và điều các em phải làm bây giờ và trong tương lai để nhận được tất cả các phước lành. Suy nghĩ về những trở ngại nào các em có thể cần phải khắc phục để thỉnh cầu các phước lành này.

1 Nê Phi 8:1–18

Lê Hi ăn trái của cây sự sống và mời gọi gia đình của ông cũng làm như vậy

Hãy suy nghĩ về một thời gian trong cuộc sống của các em mà các em cảm nhận được tình yêu thương của Chúa dành riêng cho các em. Cân nhắc những lựa chọn của các em ảnh hưởng như thế nào đến sự gần gũi của các em với Chúa và khả năng của các em để cảm nhận được tình yêu thương của Ngài. Khi các em học 1 Nê Phi 8, tìm kiếm điều gì dạy cho các em nên làm và điều gì các em nên tránh để đến gần Chúa hơn và cảm nhận được tình yêu của Ngài một cách mạnh mẽ hơn trong cuộc sống của mình.

Đọc 1 Nê Phi 8:2, và nhận ra điều mà Lê Hi đã trải qua trong khi ở trong vùng hoang dã. Đọc 1 Nê Phi 8:5–12, tìm kiếm điều mà dường như là hình ảnh chính yếu hoặc điểm tập trung của giấc mơ của Lê Hi.

Hình Ảnh
Giấc Mơ của Lê Hi về Cây Sự Sống

Sau khi nhận ra hình ảnh chính yếu, hãy liệt kê một số từ và cụm từ Lê Hi đã sử dụng để mô tả trái cây trong 1 Nê Phi 8:10–11.

Chúa thường sử dụng đồ vật mà chúng ta đã quen thuộc như là các biểu tượng để giúp chúng ta hiểu các lẽ thật vĩnh cửu. Để giúp các em nhận ra việc cái cây và trái cây trong giấc mơ của Lê Hi tượng trưng cho điều gì, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Cây của sự sống … là tình yêu thương của Thượng Đế (xin xem 1 Nê Phi 11:25). Tình yêu thương của Thượng Đế đối với con cái của Ngài được thể hiện một cách sâu đậm trong ân tứ của Ngài về Chúa Giê Su là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta: ‘Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài’ (Giăng 3:16). Việc dự phần vào tình yêu thượng của Thượng Đế là dự phần vào Sự Chuộc Tội và sự giải phóng [tự do khỏi sự kiềm chế hoặc tội lỗi] và niềm vui mà điều này có thể mang lại” (“Lessons from Laman and Lemuel,” Ensign, tháng Mười Một năm 1999, 8).

Để giúp các em nhận ra một nguyên tắc phúc âm đang được minh họa trong 1 Nê Phi 8:10–12, hãy gạch dưới trong thánh thư của các em điều Lê Hi đã làm với trái cây trong 1 Nê Phi 8:11, và gạch dưới các kết quả trong 1 Nê Phi 8:12. Hãy nghĩ về những cách mà các em có thể “dự phần” vào Sự Chuộc Tội giống như Lê Hi “đã ăn” trái cây.

Kinh nghiệm của Lê Hi cho thấy rằng việc đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và dự phần Sự Chuộc Tội của Ngài mang lại hạnh phúc và niềm vui.

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Khi nào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi đã mang lại hạnh phúc và niềm vui vào cuộc sống của các em?

Suy ngẫm lý do tại sao chúng ta, giống như Lê Hi, nên mong muốn rằng gia đình và bạn bè của mình cũng kinh nghiệm được những phước lành của Sự Chuộc Tội sau khi chúng ta đã có kinh nghiệm các phước lành này. Đọc 1 Nê Phi 8:3–4, 13–18, và tìm kiếm cách mà những người trong gia định của Lê Hi đã phản ứng với lời mời của Lê Hi để ăn trái của cây sự sống.

Chúng ta không thể quyết định cho những người khác chịu chọn dự phần vào tình yêu thương của Thượng Đế hay không. Tuy nhiên, giống như Lê Hi, chúng ta có thể mời gọi và khuyến khích họ. Hãy cân nhắc cách các em có thể mời gọi và khuyến khích một người quen của các em đến cùng Đấng Ky Tô và nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài.

1 Nê Phi 8:19–35

Lê Hi nhìn thấy sự thành công của một số người và sự thất bại của một số người khác khi họ đi về phía cái cây sự sống và ăn trái cây ấy

Về sau trong 1 Nê Phi, các em sẽ đọc về cách Nê Phi cũng đã được cho thấy khải tượng về cây sự sống. Ông đã ghi lại ý nghĩa của các biểu tượng và hình ảnh khác nhau trong khải tượng. Hãy sử dụng biểu đồ sau đây để nhận ra các biểu tượng và những cách giải thích của chúng. Tra cứu thánh thư của các em để hoàn tất bài tập sau đây. Các em đã nghiên cứu và học về sự giải thích hai biểu tượng đầu tiên.

Biểu Tượng từ Giấc Mơ của Lê Hi

Sự Giải Thích về Biểu Tượng Được Ban cho Nê Phi

Cái cây (xin xem 1 Nê Phi 8:10; cái cây này được gọi là cây sự sống trong 1 Nê Phi 15:22)

Tình yêu thương của Thượng Đế (xin xem1 Nê Phi 11:25)

Trái cây ấy (xin xem 1 Nê Phi 8:10–12)

Các ân tứ vĩ đại nhất của Thượng Đế—các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem1 Nê Phi 15:36)

Dòng sông (có nước dơ bẩn) (xin xem 1 Nê Phi 8:13)

(xin xem 1 Nê Phi 12:16; 15:27)

Thanh sắt (xin xem 1 Nê Phi 8:19)

(xin xem 1 Nê Phi 11:25; 15:23–24)

Đám sương mù tối đen (xin xem 1 Nê Phi 8:23)

(xin xem 1 Nê Phi 12:17)

Tòa nhà rộng lớn vĩ đại (xin xem 1 Nê Phi 8:26)

(xin xem 1 Nê Phi 11:36; 12:18)

Có thể là điều hữu ích để đánh dấu thánh thư của các em bằng cách viết lời giải thích về mỗi biểu tượng (các câu trả lời ở cột thứ hai của biểu đồ ở trên) bên cạnh câu hoặc các câu đề cập đến biểu tượng (các câu trong cột đầu tiên của biểu đồ).

Khi các em đọc lời trích dẫn sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, hãy gạch dưới điều ông đã nói về lý do tại sao là điều quan trọng cho chúng ta để nghiên cứu giấc mơ của Lê Hi:

“Các em có thể nghĩ rằng giấc mơ hay khải tượng của Lê Hi không có ý nghĩa đặc biệt nào đối với các em, nhưng thật ra thì có đấy. Các em đang ở trong giấc mơ đó; tất cả chúng ta đều đang ở trong giấc mơ đó. …

“Giấc mơ hoặc khải tượng của Lê Hi về thanh sắt đều có tất cả mọi điều mà một Thánh Hữu Ngày Sau cần phải hiểu về thử thách của cuộc sống” (“Finding Ourselves in Lehi’s Dream,” Ensign, tháng Tám năm 2010, 22).

Trong khi các em học phần còn lại của 1 Nê Phi 8, hãy cân nhắc điều các em đang học có thể giúp các em “hiểu cuộc thử thách của đời sống” như thế nào. Đọc 1 Nê Phi 8:21–33 và tìm kiếm cách thức mà dòng sông, đám sương mù đen tối, và tòa nhà rộng lớn và vĩ đại đã ngăn cản những người trong giấc mơ của Lê Hi ăn hoặc thưởng thức trái của cây sự sống. Các em có thể cân nhắc việc đánh dấu trong thánh thư của mình các từ và cụm chính mà nói đến những trở ngại và ảnh hưởng của chúng đối với người ta.

Điều gì có thể là những trở ngại mà Lê Hi đã thấy được trong cuộc sống của chúng ta ngày nay? Gạch dưới bất cứ trở ngại nào sau đây mà các em đã thấy làm ngăn cản một người nào đó đến với Đấng Cứu Rỗi và cảm nhận được niềm vui: hình ảnh sách báo khiêu dâm, tìm kiếm sự chấp nhận hay lời khen ngợi của người khác, thói nghiện ngập, tính ích kỷ, tham lam, ghen tị với những người khác, không cầu nguyện và học thánh thư, sử dụng quá mức phương tiện giải trí điện tử, tham gia quá nhiều vào bất cứ sinh hoạt hay thể thao nào, bất lương, và làm theo điều mà mọi người khác làm. Hãy nghĩ tới một số ví dụ khác trong thời hiện đại về các trở ngại này.

Nguyên tắc phúc âm sau đây là một cách để tóm lược điều các em có thể học được từ việc nghiên cứu những trở ngại trong 1 Nê Phi 8:21–33: Tính kiêu ngạo, thói ham mê vật chất thế gian, và đầu hàng những cám dỗ đều có thể ngăn giữ các em nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội.

  1. Hãy viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em bản tóm lược ở trên và những cảm nghĩ của các em về lẽ trung thực và những cách mà có thể được áp dụng trong cuộc sống của các em.

Hãy suy ngẫm về cách thức mà sự ô uế của thế gian, những cám dỗ của Sa Tan, và tính kiêu ngạo của thế gian có thể ngăn cản hoặc làm chậm sự tiến triển về phần thuộc linh của các em

Tra cứu 1 Nê Phi 8:21–33 một lần nữa. Lần này hãy tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

  • Thanh sắt (lời của Thượng Đế—mà gồm có thánh thư, những lời đầy soi dẫn của các vị tiên tri và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội, và sự mặc khải cá nhân) là cần thiết như thế nào cho những người ăn được trái của cây sự sống?

  • Cụm từ nào trong 1 Nê Phi 8:30 mô tả điều chúng ta phải làm để cho lời của Thượng Đế dẫn dắt chúng ta đến cây sự sống một cách an toàn?

  1. Viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về lời của Thượng Đế có thể dẫn dắt và gìn giữ chúng ta như thế nào để được an toàn khỏi sự cám dỗ.

Những câu này dạy các nguyên tắc phúc âm sau đây: Nếu chúng ta bám chặt vào lời của Thượng Đế, thì lời Ngài sẽ giúp cho chúng ta vượt qua sự cám dỗ và những ảnh hưởng của thế gian. Việc bám chặt vào lời của Thượng Đế giúp chúng ta gần gũi Chúa hơn và nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội.

  1. Để giúp các em thấy được bằng chứng của các nguyên tắc này trong cuộc sống, hãy trả lời một hoặc cả hai câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Khi nào lời của Thượng Đế đã hướng dẫn các em và giữ các em được an toàn khỏi sự cám dỗ, tính kiêu ngạo, hoặc thói ham mê vật chất thế gian?

    2. Khi nào thì lời của Thượng Đế đã giúp các em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn?

Lê Hi khuyên nhủ gia đình mình “với tất cả tình cảm của một người cha dịu hiền, để họ biết nghe theo lời ông” (1 Nê Phi 8:37). Ông muốn họ cảm nhận được niềm vui và các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô như ông đã cảm nhận được.

  1. Hãy viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một mục tiêu để cải thiện việc học lời của Thượng Đế.

Khi tuân theo và bám chặt lời của Thượng Đế, thì các em có thể khắc phục được các trở ngại mà sẽ ngăn cản các em dự phần vào Sự Chuộc Tội và nhận được niềm vui đích thực.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã nghiên cứu 1 Nê Phi 8 và hoàn tất bài học này vào ngày.

    Các câu hỏi, ý nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: