Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 11: Ngày 4, Mô Si A 5–6


Đơn Vị 11: Ngày 4

Mô Si A 5–6

Lời Giới Thiệu

Mô Si A 5 kết thúc bài nói chuyện của Vua Bên Gia Min cho dân của ông, bài nói chuyện này bắt đầu trong Mô Si A 2. Vì đức tin của họ nơi những lời của Vua Bên Gia Min, nên dân chúng đã trải qua một sự thay đổi lớn lao trong lòng. Họ lập một giao ước với Thượng Đế và mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô. Như đã được ghi trong Mô Si A 6, Vua Bên Gia Min chuyển quyền trị vì trong vương quốc của ông cho con trai của ông là Mô Si A, và Mô Si A trị vì trong sự ngay chính, noi theo gương của cha ông.

Mô Si A 5:1–4

Dân của Vua Bên Gia Min có được một sự thay đổi lớn lao

Hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau đây: Các em có bao giờ muốn mình có thể thay đổi một điều gì đó về bản thân mình không? Các em đã làm gì về điều đó?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả sự cần thiết để cho mỗi người chúng ta phải kinh nghiệm một sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống: “Tính chất của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản và thường xuyên trong bản tính của chúng ta mà có thể thực hiện được qua sự trông cậy của chúng ta vào ‘công lao, lòng thương xót, và ân điển của Đấng Mê Si Thánh’ (2 Nê Phi 2:8). Khi chọn tuân theo Đức Thầy, chúng ta chọn để được thay đổi— để được Thuợng Đế sinh lại trong phần thuộc linh” (“Các Ngươi Phải Được Tái Sinh,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2007, 20).

Các em có thể muốn viết cụm từ sau đây trong thánh thư của các em bên cạnh Mô Si A 5:2: “Khi chúng ta chọn để noi theo Đức Thầy, thì chúng ta chọn để được thay đổi.”

Trong những phương diện nào các em nghĩ rằng chúng ta chọn để thay đổi khi chúng ta chọn để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Xem lại những phần tóm tắt chươngMô Si A 3Mô Si A 4 để nhớ lại trọng tâm chính của bài nói chuyện của Vua Bên Gia Min. Khi kết thúc bài giảng của mình, Vua Bên Gia Min hỏi dân chúng là họ có tin vào những lời ông đã giảng dạy họ về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Mô Si A 5:1). Đọc Mô Si A 5:2–4, và tìm kiếm điều gì đã thay đổi trong lòng của dân chúng sau khi họ lắng nghe những lời của vua họ. Trong khi các em đọc, sẽ là điều hữu ích để biết rằng “ý muốn” (Mô Si A 5:2) ám chỉ thái độ, ước muốn hoặc tính tình.

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô bao gồm nhiều điều hơn là việc tránh xa, khắc phục và được thanh tẩy tội lỗi và các ảnh hưởng xấu trong cuộc sống của chúng ta, mà về cơ bản những điều này còn đòi hỏi việc làm điều thiện, sống tốt và trở thành người tốt hơn. … Việc có được Đức Thánh Linh thay đổi tấm lòng chúng ta để “chúng [ta] không còn ý muốn làm điều tà ác nữa, mà chỉ muốn luôn luôn làm điều thiện” (Mô Si A 5:2), như dân của Vua Bên Gia Min, là trách nhiệm mà chúng ta đã chấp nhận qua giao ước. Sự thay đổi lớn lao này không phải chỉ là kết quả của việc cố gắng nhiều hơn hoặc phát triển kỷ luật tự giác cá nhân nhiều hơn. Đúng hơn, đó là kết quả của một sự thay đổi cơ bản trong ước muốn, động cơ và bản tính của chúng ta mà có thể trở thành hiện thực nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Ky Tô. Mục đích thuộc linh của chúng ta là khắc phục cả tội lỗi lẫn ước muốn phạm tội” (“Tay Trong Sạch và Lòng Thanh Khiết,” Ensign, tháng Mười Một năm 2007, 81–82).

  1. Trả lời cho những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em nghĩ “sự thay đổi lớn lao” trong lòng có nghĩa là gì? (Mô Si A 5:2).

    2. Khi chúng ta chọn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô, tại sao chúng ta cũng cần phải thay đổi ý muốn chứ không phải chỉ hành vi không mà thôi?

    3. Tại sao các em nghĩ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là cần thiết để có một sự thay đổi trong lòng?

Nghiên cứu Mô Si A 5:2, 4, tìm kiếm điều mọi người đã làm để cho phép một sự thay đổi lớn lao xảy ra trong bên trong lòng họ. Các em có thể đánh dấu những điều này trong thánh thư của mình. Hãy nhớ rằng những lời của Vua Bên Gia Min là về quyền năng của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, và những người có đức tin lớn nơi những lời này.

Một trong những nguyên tắc chúng ta học được từ những câu này là như sau: Khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tiếp nhận Đức Thánh Linh, thì chúng ta có thể cảm nhận được một sự thay đổi lớn lao trong lòng.

  1. Dựa vào việc nghiên cứu Mô Si A 5:1–4 và nguyên tắc ở trên, hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em điều các em có thể làm để sử dụng nhiều đức tin hơn nơi Đấng Cứu Rỗi. Bắt đầu từ ngày hôm nay, các em có thể làm những điều cụ thể nào để sử dụng nhiều đức tin hơn nhằm khuyến khích và duy trì một sự thay đổi lớn lao trong lòng trong cuộc sống?

Mô Si A 5:5–15

Dân của Vua Bên Gia Min lập một giao ước với Thượng Đế và được đặt cho một cái tên mới

Sau khi dân của Vua Bên Gia Min đã có được một sự thay đổi lớn lao trong lòng, thì họ mong muốn được lập một giao ước với Chúa. Nhận ra những từ hoặc cụm từ trong Mô Si A 5:5 cho thấy mức độ cam kết của dân của Vua Bên Gia Min trong việc lập và tuân giữ giao ước này.

Khi chúng ta lập giao ước với Thượng Đế, Ngài xác định các điều kiện về các giao ước, và chúng ta đồng ý với các điều kiện đó. Sau đó Thượng Đế hứa ban cho chúng ta các phước lành nào đó vì sự vâng lời của chúng ta (xin xem GLGƯ 82:10). Việc lập các giao ước là một cách chúng ta cho Chúa thấy rằng chúng ta chân thành trong ước muốn của mình để phục vụ Ngài.

  1. Trả lời cho những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Những cụm từ nào trong Mô Si A 5:5 nhắc nhở các em về những lời hứa chúng ta lặp lại mỗi lần chúng ta dự phần Tiệc Thánh?

    2. Việc lập và tuân giữ các giao ước giúp các em duy trì một “sự thay đổi lớn lao trong lòng” như thế nào?

Xem lại Mô Si A 1:11–12. Một trong những mục đích của Vua Bên Gia Min trong việc quy tụ dân của ông là đặt cho họ một cái tên. Đọc Mô Si A 5:6–7, và đánh dấu tên Vua Bên Gia Min đã đặt cho dân ông sau khi họ đã lập giao ước với Chúa.

Những câu này dạy nguyên tắc này: Chúng ta mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô qua các giao ước thiêng liêng. Đọc Mô Si A 5:8–14, và tìm kiếm lý do tại sao chúng ta cần phải mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô.

Một số phước lành của việc có được danh của Chúa Giê Su Ky Tô khắc ghi vào lòng chúng ta là gì?

Điều gì có thể khiến cho danh này “bị xóa bỏ khỏi tim mình” hoặc tim của một người nào đó?

Đọc Mô Si A 5:15, và tìm kiếm những lời hứa Chúa lập với những người tuân giữ các giao ước của họ.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về cảm giác của các em khi các em nghĩ đến việc có được danh của Chúa Giê Su Ky Tô khắc ghi vào lòng của mình. Viết một hoặc nhiều lý do hơn tại sao các em muốn giữ danh này và không bao giờ đánh mất nó.

Mô Si A 6:1–7

Mô Si A bắt đầu triều đại của ông với tư cách là nhà vua

Đọc Mô Si A 6:3, và nhận ra điều Vua Bên Gia Min đã làm trước khi ông cho dân chúng giải tán.

Vua Bên Gia Min đã làm gì để giúp dân ông ghi nhớ các giao ước họ đã lập?

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư, hãy viết xuống cách các vị lãnh đạo chức tư tế và giảng viên giúp các em tuân giữ các giao ước của các em.

Vua Bên Gia Min qua đời ba năm sau khi đưa ra bài nói chuyện của ông. Đọc Mô Si A 6:6–7, và tìm kiếm cách Vua Mô Si A đã noi theo gương của cha ông với tư cách là một vị lãnh đạo ngay chính.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mô Si A 5–6 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: