Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 5: Ngày 3, 2 Nê Phi 2


Đơn Vị 5: Ngày 3

2 Nê Phi 2

Lời Giới Thiệu

Trong 2 Nê Phi 2, Lê Hi dạy con trai Gia Cốp của ông về lý do tại sao Cha Thiên Thượng đã đặt con cái của Ngài trong một thế giới mà có hoạn nạn, buồn phiền, tội lỗi và cái chết. Để giúp Gia Cốp hiểu mục đích của cuộc sống trần thế, ông đã giải thích các giáo lý cơ bản của kế hoạch cứu chuộc—kể cả quyền tự quyết, Sự Sa Ngã của A Đam, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Việc nghiên cứu các lẽ thật được giảng dạy trong 2 Nê Phi 2 có thể giúp các em biết ơn trọn vẹn hơn về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô khắc phục những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã như thế nào và làm cho mỗi người chúng ta có thể chọn những điều mà sẽ dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu.

Hình Ảnh
A Đam và Ê Va rời khỏi Vườn Ê Đen

2 Nê Phi 2:1–25

Lê Hi giảng dạy về Sự Sa Ngã của A Đam và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy nghĩ về một số thử thách các em mới vừa gặp phải. Các em đã có bao giờ tự hỏi tại sao cuộc sống có những thư thách như vậy không? Khi đọc 2 Nê Phi 2:1, các em có thể muốn đánh dấu các từ hoặc cụm từ mà Lê Hi đã dùng để mô tả những năm thơ ấu của Gia Cốp. Sau đó đọc 2 Nê Phi 2:2, và đánh dấu điều Lê Hi đã hứa với Gia Cốp sẽ có được từ những nỗi hoạn nạn của ông. Một ý nghĩa của từ biệt riêng là dành riêng cho hoặc làm cho thánh thiện. Lê Hi dường như hứa với Gia Cốp rằng Chúa sẽ biệt riêng những thử thách của Gia Cốp vì lợi ích cuối cùng của ông.

Lê Hi đã dạy Gia Cốp về việc cần có Sự Sa Ngã của A Đam và chúng ta cần có Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Ông muốn Gia Cốp biết rằng Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội làm cho chúng ta có thể sử dụng quyền tự quyết của mình để chúng ta có thể tăng trưởng và tiến triển tới cuộc sống vĩnh cửu. Đọc 2 Nê Phi 2:15–18, và viết những câu trả lời ngắn cho các câu hỏi sau đây:

  • Thượng Đế đã cung cấp điều gì cho A Đam và Eva trong Vườn Ê Đen mà cho phép họ sử dụng quyền tự quyết của họ? (Xin xem 2 Nê Phi 2:15–16).

  • Sa Tan đã tìm kiếm điều gì trong vườn Ê Đen? (Xin xem 2 Nê Phi 2:17–18). Các em nhìn thấy Sa Tan theo đuổi cùng một mục đích đó ngày hôm nay như thế nào?

  1. Vẽ biểu đồ dưới đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Tìm 2 Nê Phi 2:19–25, và nhận ra là sẽ có những kết quả nào nếu A Đam và Ê Va đã không ăn trái cấm và sa ngã, cũng như những kết quả đã xảy ra vì Sự Sa Ngã.

Nếu A Đam và Ê Va đã không sa ngã (2 Nê Phi 2:22–23)

Vì A Đam và Ê Va đã sa ngã (2 Nê Phi 2:19–20, 25)

Sau khi hoàn tất biểu đồ, hãy xem xét lý do tại sao Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là một phần thiết yếu của kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng.

  1. Giả sử một người bạn nói với các em rằng A Đam và Ê Va đã lầm lỗi vì ăn trái cấm. Bằng cách sử dụng điều các em đã học được trong 2 Nê Phi 2:19–25, hãy viết một đoạn trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em để giải thích lý do tại sao Sự Sa Ngã là thiết yếu cho kế hoạch của Cha Thiên Thượng cho sự cứu rỗi của chúng ta.

Trong khi Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va cung cấp con đường cho chúng ta để tiến triển, thì nó cũng mang đến những kết quả khác. Trước khi Sự Sa Ngã, A Đam và Ê Va đã sống nơi hiện diện của Thượng Đế trong Vườn Ê Đen; sau khi ăn trái cấm, họ phải rời nơi hiện diện của Ngài.

Đọc 2 Nê Phi 2:5, và nhận ra cụm từ chỉ rõ sự tách rời của A Đam và Ê Va khỏi Thượng Đế sau khi Sự Sa Ngã. “Luật pháp thế tục” ám chỉ các luật thiên nhiên mà có hiệu lực vì kết quả của Sự Sa Ngã. Vì vậy, việc bị “khai trừ” theo “luật pháp thế tục” ám chỉ tình trạng hữu diệt trên thế gian mà chúng ta thừa huởng với tư cách là con cháu của A Đam và Ê Va. Vì những luật pháp này nên về phần thể chất chúng ta bị tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế và phải chịu buồn bã, đau đớn, hoạn nạn, và chết. Việc bị “khai trừ” theo “luật pháp thế tục” ám chỉ việc bị tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế vì tội lỗi của chúng ta.

Hãy suy ngẫm việc bản thân các em đã trải quả các hậu quả này của Sự Sa Ngã như thế nào bằng cách suy nghĩ những câu hỏi sau đây:

  • Những hoạn nạn, đau đớn, và buồn phiền nào các em đã trải qua trong cuộc sống này?

  • Những người nào các em biết đã qua đời? Cái chết của người này đã ảnh hưởng đến các em như thế nào?

  • Khi nào các em đã cảm thấy phần thuộc linh bị tách rời khỏi Thượng Đế?

Khi đọc 2 Nê Phi 2:6–10, các em có thể muốn đánh dấu các từ hoặc cụm từ chính yếu mà cho thấy rằng qua Sự Chuộc Tội, Chúa Giê Su Ky Tô cứu chuộc chúng ta khỏi những hậu quả của Sự Sa Ngã và ban cho sự cứu chuộc khỏi tội lỗi của chúng ta. Trong 2 Nê Phi 2:9–10, từ sự can thiệp có nghĩa là hành động vì lợi ích của người khác.

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—2 Nê Phi 2:25

Trong khi giảng dạy cho Gia Cốp về Sự Sa Ngã của A Đam và sự tương phản mà chúng ta trải qua trong cuộc sống trần thế, Lê Hi đã nhấn mạnh đến những kết quả tích cực của Sự Sa Ngã đối với tất cả nhân loại.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Từ điều các em đã học được về Sự Sa Ngã, thì Sự Sa Ngã mang lại niềm vui cho nhân loại bằng cách nào?

    2. Khi nào các em đã kinh nghiệm được niềm vui nhờ vào những kết quả tích cực của Sự Sa Ngã?

2 Nê Phi 2:11–18, 26–30

Lê Hi giảng dạy về quyền tự quyết và những kết quả của sự lựa chọn của chúng ta

Hãy nghĩ về một sự lựa chọn quan trọng của các em mới gần đây và những kết quả dài hạn có thể xảy ra từ sự lựa chọn đó. Lê Hi dạy dân của ông về tầm quan trọng cơ bản của quyền tự quyết trong kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng. Để giúp các em hiểu rằng chúng ta được tự do lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu hoặc sự tù đày và cái chết (xin xem 2 2 Nê Phi 2:27), hãy hoàn tất sinh hoạt dưới đây.

  1. Viết mỗi lời phát biểu sau đây được trích ra từ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ ([cuốn sách nhỏ, năm 2011], 2–3) trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Sau đó, khi các em đọc mỗi câu trong 2 Nê Phi 2:11–18, 26–29, hãy ngừng lại và viết số câu đó ở sau lời phát biểu hoặc những lời phát biểu mà các em nghĩ rằng câu này hỗ trợ. Số của mỗi câu này phải được viết ở sau một trong số những lời phát biểu này. Một lời phát biểu có thể áp dụng cho một hoặc nhiều câu, và một câu có thể liên quan đến nhiều hơn một lời phát biểu. Như là một ví dụ, một câu được viết cho lời phát biểu thứ nhất—một lẽ thật mà Lê Hi đã dạy trong 2 Nê Phi 2:16 là chúng ta đã được ban cho khả năng hành động lấy một mình.

    1. “Cha Thiên Thượng đã ban cho các em quyền tự quyết, khả năng để lựa chọn giữa điều đúng với điều sai và để hành động lấy một mình.” 2 Nê Phi 2:16

    2. “Trong khi hiện diện nơi đây trên thế gian, các em được thử thách để xem các em sẽ sử dụng quyền tự quyết của mình để biểu lộ tình yêu mến đối với Thượng Đế bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài hay không.”

    3. “Mặc dù được tự do lựa chọn cho hành động của mình, nhưng các em lại không được tự do lựa chọn các hậu quả.

    4. “Những lựa chọn … sai trái trì hoãn sự tiến triển của các em và dẫn đến đau khổ và bất hạnh.”

    5. “Những lựa chọn ngay chính đưa đến hạnh phúc lâu dài và cuộc sống vĩnh cửu.”

Đọc 2 Nê Phi 2:26–27. Các em được tự do chọn điều gì? Đọc 2 Nê Phi 2:28, và đánh dấu điều gì khác nữa mà Chúa đã ban cho các em để giúp các em “chọn cuộc sống vĩnh cửu.” Suy ngẫm về những lựa chọn các em có trong cuộc sống của mình cho thấy rằng các em đã chọn cuộc sống vĩnh cửu.

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—2 Nê Phi 2:27

Cố gắng thuộc lòng 2 Nê Phi 2:27, một câu thông thạo tthánh thư. Đọc câu này vài lần, và sau đó đóng thánh thư của các em lại và sử dụng chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu này được liệt kê dưới đây để cố gắng đọc thuộc lòng cho mình hoặc cho một người trong gia đình nghe. Lặp lại bài tập này cho đến khi các em cảm thấy rằng mình có thể làm được điều đó một cách hoàn hảo.

V n, l n đ t d t t c x t, v t c n đ g c t c l n đ đ b p c h. V h đ t ý l c s t d v c s v c, q Đ T G v đ c t c l n,; h l h m l c c t đ v s c d x x v q h c q d; v n r m t c l c t c l n p đ k n n v.

  1. Bằng cách chỉ sử dụng chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong 2 Nê Phi 2:27 ở trên, hãy viết đoạn thánh thư thông thạo vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Đừng nhìn trộm nhé!

  2. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 2 và hoàn tất bài học này (vào ngày)

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: