Lớp Giáo Lý
Đơn vị 9: Ngày 2, 2 Nê Phi 33


Đơn vị 9: Ngày 2

2 Nê Phi 33

Lời Giới Thiệu

Nê Phi kết thúc biên sử của ông bằng cách nói rằng những lời ông viết ra đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và thuyết phục con người làm điều thiện và kiên trì đến cùng. Ông nói rằng mặc dù ông đã viết “trong tình trạng yếu kém,” nhưng những lời của ông “có một giá trị lớn lao” và sẽ “được biến thành mạnh mẽ” cho những người sẽ đọc những lời này (xin xem 2 Nê Phi 33:3–4). Ông đã làm chứng rằng những điều ông viết ra là “những lời của Đấng Ky Tô” và rằng loài người sẽ chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về phản ứng của họ đối với những lời này (xin xem 2 Nê Phi 33:10–15).

Hình Ảnh
Nê Phi và các bảng khắc bằng vàng
  1. Trong bài học trước, các em đã được mời để cố gắng “cầu nguyện luôn luôn” trong 24 giờ. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết ra những những suy nghĩ và cảm nghĩ về kinh nghiệm của các em.

2 Nê Phi 33:1–15

Nê Phi giải thích các mục đích của ông để viết

Hãy nghĩ trong một giây lát về các lý do tại sao các em có thể muốn Đức Thánh Linh mang lại một sứ điệp vào lòng mình.

Sự khác biệt giữa một sứ điệp đến tâm hồn của một người và một sứ điệp vào tâm hồn của một người là gì?

Hình Ảnh
hình trái tim

Đọc 2 Nê Phi 33:1, và tìm xem Nê Phi đã sử dụng từ nào—đến hoặcvào— để mô tả nơi nào Đức Thánh Linh mang các sứ điệp cho chúng ta. Các em có thể muốn đánh dấu điều các em tìm thấy.

Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để Đức Thánh Linh truyền lẽ thật đến tâm hồn chúng ta chứ không phải vào tâm hồn chúng ta?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã phát biểu như sau về 2 Nê Phi 33:1: “Hãy lưu ý đến quyền năng của Thánh Linh mang sứ điệp đến nhưng không nhất thiết phải là vào tâm hồn như thế nào. Một giảng viên có thể giải thích, chứng minh, thuyết phục, làm chứng, và làm như vậy với quyền năng thuộc linh lớn lao một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, cuối cùng, nội dung của một sứ điệp và lời chứng của Đức Thánh Linh thấm sâu vào tấm lòng chỉ khi nào người tiếp nhận cho phép những điều này được vào mà thôi. Việc học hỏi bằng đức tin mở ra con đường dẫn vào tâm hồn” (“Seek Learning by Faith,” Ensign, tháng Chín năm 2007, 61).

Hình Ảnh
Anh Cả Gerald N. Lund

Anh Cả Gerald N. Lund, lúc bấy giờ đang phục vụ với tư cách là một thành viên Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, đã giải thích lý do tại sao Đức Thánh Linh sẽ mang lời nói đến, chứ không phải là vào, tâm hồn của chúng ta: “Tại sao chỉ là đến tâm hồn? Quyền tự quyết cá nhân rất là thiêng liêng đến nỗi Cha Thiên Thượng sẽ không bao giờ ép buộc tâm hồn con người, mặc dù Ngài có quyền năng vô hạn. Con người có thể cố gắng để làm như vậy, nhưng Thượng Đế thì không. Nói cách khác, Thượng Đế cho phép chúng ta làm người bảo vệ, hoặc người gác cổng của tâm hồn chúng ta. Chúng ta cần phải tự mở rộng tâm hồn mình cho Thánh Linh vì Ngài sẽ không tự ép buộc Ngài ngự vào tâm hồn chúng ta” (“Mở Rộng Lòng Chúng Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2008, 33).

Các em nghĩ mọi người cần phải làm điều gì để mở rộng lòng cho Thánh Linh?

Đọc 2 Nê Phi 33:2, và nhận ra điều xảy ra khi người ta chọn chai đá trong lòng. Có thể là giúp ích để biết rằng cụm từ “hư không” có nghĩa là “vô giá trị.”

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư các em nghĩ rằng một người nào đó với một tấm lòng rộng mở sẽ cho thấy hành vi và thái độ nào trong lúc nghiên cứu riêng thánh thư, trong lớp giáo lý học ở nhà, và trong buổi lễ Tiệc Thánh.

Trong 2 Nê Phi 33:1–2 chúng ta được dạy nguyên tắc này:Khi chúng ta mở rộng lòng mình thì các sứ điệp của Đức Thánh Linh có thể vào tâm hồn chúng ta. Các em có thể muốn viết nguyên tắc này trong thánh thư của các em.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

    1. Các em đã nhận thấy một sứ điệp phúc âm đã vào tâm hồn của mình vào lúc nào? Trong những hoàn cảnh nào, và kết quả là gì?

    2. Điều này cho các em biết gì về tâm hồn của các em vào lúc ấy?

Đọc 2 Nê Phi 33:3–7, tìm kiếm những hy vọng của Nê Phi cho những người sẽ đọc lời của ông. Sau đó hoàn tất các câu sau đây, bằng cách sử dụng những lời riêng của các em hoặc những lời của Nê Phi. Hãy nhận biết rằng một vài cụm từ có thể có nhiều hơn một câu trả lời:

2 Nê Phi 33:3—Tôi cầu nguyện không ngừng cho .

2 Nê Phi 33:4—Tôi biết .

2 Nê Phi 33:6—Tôi hãnh diện .

2 Nê Phi 33:7—Tôi có .

Khi các em học xong 2 Nê Phi 33, hãy nhớ rằng những câu này là chứng ngôn cuối cùng của Nê Phi được ghi lại trong thánh thư. Đọc 2 Nê Phi 33:10–14, và tưởng tượng rằng các em đang nghe những lời này từ chính Nê Phi. Các em có thể gạch dưới các cụm từ có ý nghĩa đối với các em.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một số cụm từ trong 2 Nê Phi 33:10–14 có ý nghĩa đối với các em, và giải thích lý do tại sao. Cũng trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Nếu mọi người tin nơi Đấng Ky Tô, thì họ sẽ cảm thấy như thế nào về Sách Mặc Môn? (Xin xem 2 Nê Phi 33:10).

Đọc 2 Nê Phi 33:15, và suy ngẫm về những lời cuối cùng của Nê Phi: “Tôi phải tuân theo.” Các em có thể muốn viết “1 Nê Phi 3:7” như là một tham khảo chéo trong thánh thư của các em bên cạnh 2 Nê Phi 33:15. Xem lại 1 Nê Phi 3:7, và nhận ra hai câu này có liên quan như thế nào.

  1. Dành ra một vài phút xem lại 1 Nê Phi và 2 Nê Phi, nhận ra các ví dụ về sự vâng lời của Nê Phi. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết xuống một số ví dụ các em tìm thấy. Cũng hãy tìm kiếm một đoạn thánh thư ưa thích hoặc có ý nghĩa mà đã thuyết phục các em làm điều tốt, để được tốt hơn, hoặc tin nơi Đấng Cứu Rỗi, như Nê Phi đã nói (xin xem 2 Nê Phi 33:1). Viết đoạn văn này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em.

Chứng ngôn cuối cùng của Nê Phi và lời cảnh báo của ông đối với những người có thể bác bỏ lời nói của ông gia tăng trách nhiệm của chúng ta về cách chúng ta học Sách Mặc Môn. Chủ Tịch Joseph Fielding Smith dạy rằng, là tín hữu của Giáo Hội, chúng ta có một trách nhiệm để học Sách Mặc Môn:

“Dường như đối với tôi, bất cứ tín hữu nào của Giáo Hội này sẽ không bao giờ toại nguyện cho đến khi họ đã đọc đi đọc lại Sách Mặc Môn, và hoàn toàn công nhận sách ấy đến mức họ có thể làm chứng rằng quả thật sách đó là một biên sử đã được Thượng Đế Toàn Năng soi dẫn và lịch sử của sách đó là có thật.” …

“… Không có tín hữu nào của Giáo Hội này có thể được chấp thuận để đứng nơi hiện diện của Thượng Đế, mà đã không đọc Sách Mặc Môn một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng” (trong Conference Report, tháng Mười năm 1961, 18).

Các em có cơ hội để quyết định xem mình sẽ tiếp nhận những lời của Nê Phi và Sách Mặc Môn như thế nào.

  1. Đánh giá những nỗ lực của các em để học Sách Mặc Môn, và viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của mình một cách để giúp các em có thể cải thiện việc học tập của mình.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Gordon B. Hinckley

Để kết thúc bài học này, hãy đọc lời hứa của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley cho tất cả những người cần mẫn học Sách Mặc Môn: “Bất kể các [anh chị] em có thể đã đọc Sách Mặc Môn bao nhiêu lần trước đây đi nữa, thì Thánh Linh của Chúa cũng sẽ đến với cuộc sống của các em và vào nhà của các em với một mức độ gia tăng, một quyết tâm để bước đi trong sự tuân theo các lệnh truyền của Ngài, và một chứng ngôn vững mạnh về sự thực tế hằng sống của Vị Nam Tử của Thượng Đế” (“A Testimony Vibrant and True,” Ensign, tháng Tám năm 2005, 6).

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 33 và hoàn tất bài học này (vào ngày).

    Các câu hỏi, ý nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi:

Hình Ảnh
người thiếu niên đánh dấu thánh thư