Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 29: Ngày 1, Mặc Môn 8:12–41


Đơn Vị 29: Ngày 1

Mặc Môn 8:12–41

Lời Giới Thiệu

Sau khi viết về sự hủy diệt của dân ông và cái chết của cha ông, Mô Rô Ni đã tiên tri về sự ra đời của Sách Mặc Môn và cảnh báo những người sẽ lên án sách đó. Mô Rô Ni thấy rằng biên sử của Nê Phi sẽ ra đời trong một thời kỳ đầy tà ác, khi nhiều người sẽ yêu thích của cải thế gian hơn Thượng Đế. Ông đã làm chứng rằng Sách Mặc Môn sẽ “có một giá trị lớn lao” (Mặc Môn 8:14) trong các tình huống nguy hiểm về mặt thuộc linh của những ngày sau cùng.

Mặc Môn 8:12–32

Nê Phi tiên tri về sự ra đời của Sách Mặc Môn

Viết điều mà các em tin là một số trong các ân tứ lớn nhất các em đã từng được ban cho:

Dành ra ít phút để suy nghĩ về lý do tại sao các ân tứ này là một phước lành cho các em.

Đọc lời phát biểu sau đây từ Chủ Tịch Ezra Taft Benson: “Tôi muốn nói về một trong số các ân tứ quan trọng nhất được ban cho thế gian trong thời hiện đại. Ân tứ tôi đang suy nghĩ đến thì quan trọng hơn bất cứ những phát minh nào từ các cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ. Đây là một ân tứ có giá trị lớn lao đối với nhân loại hơn cả nhiều tiến bộ kỳ diệu chúng ta đã nhìn thấy trong y học hiện đại. Nó có giá trị lớn lao đối với nhân loại hơn sự phát triển máy bay hoặc hành trình trong không gian. Tôi nói về ân tứ của .”

Các em nghĩ ân tứ mà Chủ tịch Benson đề cập đến có thể là gì?

Mô Rô Ni đã dạy về ân tứ này trong Mặc Môn 8. Đọc Mặc Môn 8:12–14 để tìm ra ân tứ này là gì. Cụm từ “biên sử này” ám chỉ Sách Mặc Môn. Sách Mặc Môn là ân tứ mà Chủ Tịch Benson đã nói đến (xin xem “The Book of Mormon—Keystone of our Religion,” Ensign, tháng Mười Một năm 1986, 4). Viết Sách Mặc Môn vào chỗ trống ở cuối lời phát biểu của Chủ Tịch Benson.

Hình Ảnh
các bảng khắc bằng vàng

Hãy xem lại Mặc Môn 8:12–14 để nhận ra điều Mô Rô Ni đã dạy về giá trị của Sách Mặc Môn. Ông đã dạy gì về giá trị tài chính của các bảng khắc? Mô Rô Ni giải thích rằng tuy Chúa sẽ không cho phép các bảng khắc được sử dụng để thu lợi, nhưng các bài viết trên các bảng khắc đều có giá trị lớn lao.

Sách Mặc Môn ra đời trong một cách thức có thể giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của sách này. Đọc Mặc Môn 8:15–16, và nhận ra điều Mô Rô Ni đã dạy về cách Sách Mặc Môn sẽ ra đời.

  1. Trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em nghĩ việc Sách Mặc Môn có thể được đem ra đời bởi chỉ một người nào đó có “con mắt duy nhất cho sự vinh quang [của Thượng Đế]” có nghĩa là gì? (Mặc Môn 8:15).

    2. Việc Sách Mặc Môn sẽ được ra đời “bởi quyền năng của Thượng Đế” có nghĩa là gì đối với các em? (Mặc Môn 8:16). Các em cảm thấy như thế nào về Sách Mặc Môn khi các em đọc những lời của Mô Rô Ni trong Mặc Môn 8:16?

Mô Rô Ni đã cảnh báo những người sẽ lên án hay phản đối Sách Mặc Môn. Hãy tìm kiếm những lời cảnh báo của ông khi các em đọc Mặc Môn 8:17–22. Tại sao là điều quan trọng để các em biết rằng “mục đích vĩnh cửu của Chúa sẽ còn tiếp tục mãi cho đến khi tất cả những lời hứa của Ngài được làm tròn”? (Mặc Môn 8:22).

Mô Rô Ni giải thích rằng Chúa đã lập một giao ước với các “thánh đồ đã chết trước tôi” (Mặc Môn 8:23)—trong đó có các vị tiên tri như Nê Phi, Gia Cốp, Ế Nót, và An Ma. Chúa đã giao ước rằng Ngài sẽ cho ra đời những lời nói của các tiên tri này trong những ngày sau. Khi các em học Mặc Môn 8:23–25, hãy nhận ra người nào các vị tiên tri đã cầu nguyện cho.

Các vị tiên tri này cầu nguyện cho “đồng bào của họ” (Mặc Môn 8:24), có nghĩa là dân La Man và các con cháu của họ. Họ cũng cầu nguyện cho người sẽ “đem những điều này ra” trong những ngày sau (Mặc Môn 8:25; xin xem thêm Mặc Môn 8:16), có nghĩa là Tiên Tri Joseph Smith, người đã được chọn để đem Sách Mặc Môn ra cho thế gian trong những ngày sau này (xin xem GLGƯ 3:5–10). Nhiều vị tiên tri thời xưa đã biết về Joseph Smith và cầu nguyện cho ông được thành công để phiên dịch và xuất bản Sách Mặc Môn, do đó làm tròn các mục đích của Thượng Đế (xin xem Mặc Môn 8:22, 24–25; GLGƯ 10:46).

Chủ Tịch Boyd K. Packer, Chủ Tịch Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, đã nói về vai trò của Joseph Smith trong việc cho ra đời Sách Mặc Môn:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Boyd K. Packer

“Việc cho rằng [Joseph Smith] đã cho ra đời [Sách Mặc Môn] mà không cần sự giúp đỡ và không có sự soi dẫn thì thật là vô lý.

“Sự thật là, rất giản dị, ông là một vị tiên tri của Thượng Đế—không có gì nhiều hơn và cũng không có gì ít hơn!

“Thánh thư đã không có rất nhiều ảnh hưởng từ Joseph Smith như thánh thư có ảnh hưởng nhờ vào ông. Ông là công cụ để qua đó những điều mặc khải đã được ban cho. Ông là một người bình thường, cũng như các vị tiên tri thời xưa và cũng như các vị tiên tri thời nay. …

“Tiên Tri Joseph Smith là một cậu bé nông dân ít học. Việc đọc một số bức thư đầu tiên của ông cho thấy ông phần nào không giỏi về chính tả, ngữ pháp và cách diễn đạt.

“Những điều mặc khải qua ông trong bất cứ hình thức tao nhã nào về văn học đều thật sự là một phép lạ” (“We Believe All That God Has Revealed,” Ensign, tháng Năm năm 1974, 94).

Hãy tưởng tượng rằng các em là Mô Rô Ni, đã sống cách đây khoảng 1.600 năm và qua quyền năng của Thượng Đế đã được cho phép để thấy được thời kỳ của chúng ta. Đọc Mặc Môn 8:35, và cân nhắc điều các em có thể nghĩ về những tình trạng thuộc linh của thời kỳ chúng ta. Sau đó đọc Mặc Môn 8:26–32, có chứa phần mô tả lời tiên tri của Mô Rô Ni về thời kỳ mà Sách Mặc Môn sẽ ra đời—thời kỳ chúng ta.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết hai hoặc nhiều phần mô tả của Mô Rô Ni về thời kỳ chúng ta. Cũng hãy viết lý do tại sao các em thấy những phần mô tả đặc biệt này rất thú vị và có thể áp dụng cho thời kỳ chúng ta.

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã dạy về Sách Mặc Môn như sau:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Ezra Taft Benson

“Chúng ta phải làm cho Sách Mặc Môn thành một trung tâm tập trung vào việc học tập [vì] sách được viết cho thời kỳ của chúng ta. Dân Nê Phi cũng như dân La Man thời xưa không bao giờ có cuốn sách này. Sách này là dành cho chúng ta. …

“Mỗi tác giả chính của Sách Mặc Môn đều làm chứng rằng mình đã viết cho các thế hệ mai sau. …

“Nếu họ nhìn thấy thời kỳ của chúng ta, và chọn những điều sẽ có giá trị lớn nhất cho chúng ta, thì đó không phải là cách để chúng ta nên học Sách Mặc Môn sao? Chúng ta nên liên tục tự hỏi: ‘Tại sao Chúa soi dẫn cho Mặc Môn (hoặc Mô Rô Ni hay An Ma) để bao gồm điều đó vào biên sử của ông? Tôi có thể học được bài học gì từ điều đó để giúp tôi sống trong thời kỳ và thời đại này?’” (“The Book of Mormon—Keystone of Our Religion,” 6).

  1. Để suy ngẫm về giá trị của Sách Mặc Môn cho chính mình, hãy trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Hãy suy nghĩ về mức độ chính xác như thế nào của những lời tiên tri của Mô Rô Ni về tình trạng của thời kỳ chúng ta (xin xem Mặc Môn 8:26–32). Những lời tiên tri này giảng dạy điều gì cho các em về giá trị của Sách Mặc Môn cho thời kỳ chúng ta?

    2. Các em nghĩ tại sao Sách Mặc Môn là: “một trong những ân tứ quan trọng nhất cho thế gian trong thời kỳ hiện đại” như Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã dạy? (“The Book of Mormon—Keystone of our Religion,” 4).

    3. Nếu một người bạn hỏi các em tại sao Sách Mặc Môn quan trọng đối với các em, thì các em sẽ trả lời như thế nào?

Mặc Môn 8:33–41

Mô Rô Ni thấy được những ngày sau cùng và lên án sự tà ác thuộc linh của thời kỳ chúng ta

Hãy nghĩ về một thời kỳ mà các em nhận thấy người nào đó đang có nhu cầu—một người nào đó có một nhu cầu vật chất, tình cảm, xã giao hoặc tinh thần. Hãy cân nhắc điều các em đã làm hoặc có thể làm để giúp đỡ người đó. Suy ngẫm về lý do tại sao các em chọn để giúp đỡ hay không giúp đỡ người đó. Tại sao các em nghĩ rằng đôi khi người ta không giúp đỡ những người túng thiếu?

Đọc Mặc Môn 8:36–41, và tìm kiếm những lý do Mô Rô Ni đã đưa ra về việc tại sao một số người trong những ngày sau cùng sẽ không giúp đỡ những người túng thiếu. Hãy cân nhắc việc đánh dấu những lý do này trong thánh thư của các em. Có thể là điều hữu ích để hiểu rằng từ trang điểm có nghĩa là “làm đẹp” hoặc “trang trí.”

Một số ví dụ nào minh họa giới trẻ ngày nay có thể ưa thích những thứ mà tiền bạc có thể mua được và theo đuổi những vật chất thế gian hơn là việc làm một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô không? Học Mặc Môn 8:38, 41, và nhận ra các hậu quả mà người ta sẽ phải gặp vì tính kiêu ngạo, tà ác của họ, và bỏ mặc người nghèo và người túng thiếu.

  1. Viết một nguyên tắc trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em mà tóm tắt những gì các em đã học được từ Mặc Môn 8:36–41.

Một ví dụ về nguyên tắc đã được giảng dạy trong các câu này là: Thượng Đế sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm về cách chúng ta đối xử với người nghèo khó và những người túng thiếu.

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: một số nhu cầu thông thường nhất—vật chất, xã giao, tình cảm và tinh thần—trong giới trẻ ở trường học hoặc cộng đồng của các em là gì? Sau đó, nghĩ về một điều gì đó các em có thể làm trong tuần tới để chăm sóc cho một người nào đó trong tình cảnh túng thiếu. Hãy viết mục tiêu này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mặc Môn 8:12–41 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: