2020
Thói Nghiện Có Giống như Cuộc Nổi Loạn Không?
Tháng Mười năm 2020


Những Người Thành Niên Trẻ Tuổi

Thói Nghiện Có Giống như Cuộc Nổi Loạn Không?

Tác giả hiện sống ở Texas, Hoa Kỳ.

Một sự hiểu biết rõ hơn về thói nghiện có thể giúp chúng ta tin tưởng rằng, một ngày nào đó, Chúa sẽ giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ.

Hình Ảnh
illustration of flowers

Trong thế giới sa ngã của chúng ta, thói nghiện là một thực tế đầy thất vọng và làm thay đổi cuộc sống đối với một số người. Khi sử dụng quá mức một điều gì đó để thoát khỏi cuộc đời, chẳng hạn như thức ăn, thuốc mua theo toa, phương tiện truyền thông xã hội, thói ngồi lê đôi mách, hình ảnh sách báo khiêu dâm, nói dối, cờ bạc, hoặc thậm chí tập thể dục, thì chúng ta có thể dễ dàng thấy mình bị mắc kẹt trong một chu kỳ nghiện ngập.

Khi tôi thấy những người tuyệt vời, đáng yêu xung quanh tôi phải vật lộn với thói nghiện--chứ không phải chỉ chịu thua những lựa chọn sai--tôi đã tìm đến thánh thư và cuộc nghiên cứu hiện tại về thói nghiện để hiểu rõ hơn những sự bốc đồng và thôi thúc này về mặt thần kinh học.

Những Đám Cỏ Dại của Thói Nghiện

Việc kiềm chế một thói nghiện có thể giống như chăm sóc một khu vườn. Chúng ta không nhỗ cỏ dại một lần và hy vọng là đã làm xong. Chúng ta biết là thêm nhiều cỏ dại sẽ mọc lên, vì vậy chúng ta phải cẩn thận và thường xuyên nhổ cỏ dại để bảo vệ cây cối.

Nếu đang vật lộn với một thói nghiện thì chúng ta có thể trở nên chán nản khi chúng ta tái phạm ngay cả sau khi hối cải và tìm kiếm sự giúp đỡ. Chúng ta có thể ngạc nhiên và thất vọng vì những cám dỗ này đặc biệt mạnh mẽ sau những giai đoạn rất vui hoặc rất buồn trong cuộc đời của mình. (Cũng giống như nhiều cỏ dại hơn thường mọc lên sau một cơn mưa nhỏ hoặc một cơn bão lớn.)

Thói Nghiện so với Sự Cố Ý Nổi Loạn

Tôi đã thấy rằng Sa Tan sử dụng thói nghiện như là một “bằng chứng” rằng chúng ta vốn mong muốn điều xấu xa, rằng chúng ta đã bị kết tội ngay từ đầu, hoặc rằng Chúa đã từ bỏ chúng ta. Quỷ dữ sử dụng nỗi xấu hổ để làm chúng ta nản lòng, chỉ ra rằng cho dù chúng ta có hối cải bao nhiêu lần đi chăng nữa thì những cám dỗ vẫn tiếp tục xảy đến.

Có nhiều lý do tại sao mọi người dễ bị nghiện, nhưng thói nghiện thường bắt đầu bằng một nỗ lực để thỏa mãn “những nhu cầu sâu xa và không được đáp ứng.”1 Vì vậy, trong khi sự nổi loạn có thể dẫn đến thói nghiện và những thói nghiện có thể gây ra tội lỗi, thì chúng thường được gieo vào hoặc được khuyếch đại trong lúc yếu kém thay vì cố ý nổi loạn.2

May thay, chúng ta biết rằng sự yếu đuối có thể cho chúng ta cơ hội để tìm hiểu về ân điển và phát triển đức tin mãnh liệt nơi quyền năng chữa lành của Chúa Giê Su Ky Tô.3

Cho Đến Khi Được Giải Thoát khỏi Vòng Nô Lệ

Chúng ta thấy những hiểu biết sâu sắc trong việc kiềm chế và thoát khỏi cái bẫy nghiện ngập từ hai nhóm người trong Sách Mặc Môn: dân Lim Hi và dân An Ma.

Cả hai nhóm bị ở trong vòng nô lệ trong một khoảng thời gian đáng kể. Cả hai đều nhận biết rằng “chẳng có cách nào để họ có thể thoát khỏi được” cảnh tù đày (Mô Si A 21:15). Với thời gian, cả hai đã tìm đến Chúa để được giúp đỡ.

Dân Lim Hi bị lâm vào vòng nô lệ vì những lý do phạm giới. Vì không tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa nên họ đã ba lần chiến đấu với những kẻ áp bức “trong cơn giận dữ”. Trận nào họ cũng đều thua. Khi họ bắt đầu hạ mình thì “Chúa đã chậm rãi trong việc nghe lời kêu cầu của họ … [nhưng Ngài] cũng nghe lời kêu cầ?u của họ và bắt đầu làm mềm lòng dân La Man khiến chúng bắt đầu giảm bớt gánh nặng cho họ” (Mô Si A 21:15; sự nhấn mạnh được thêm vào). Họ được ban phước vì lòng khiêm nhường ngày càng gia tăng của họ, nhưng “Chúa xét thấy chưa phải lúc giải thoát cho họ khỏi vòng nô lệ” cho đến sau này.

Dân An Ma lâm vào vòng nô lệ dù họ ngay chính, nhưng họ “chỉ biết dâng hết lòng mình lên [Thượng Đế].” Ngay cả khi biết những ước muốn ngay chính của họ, Thượng Đế cũng đã cho phép mộ?t thời gian giữa sự tù đày và sự giải thoát của họ. Khi họ tiếp tục trông cậy vào Ngài thì Ngài hứa rằng Ngài sẽ “làm nhẹ gánh nặng trên vai các ngươi, đến đỗi các ngươi không còn cảm thấy gì hết trên vai mình, mặc dù trong lúc các ngươi [vẫn] còn ở trong vòng nô lệ.” Đáp lại, họ “đã tuân phục tất cả ý muốn của Chúa một cách vui vẻ và đầy kiên nhẫn” (Mô Si A 24:12, 14, 15).

Cuối cùng, cả hai nhóm đều được giải thoát. Và chúng ta cũng được hứa rằng nếu chúng ta tìm đến Chúa trong vòng nô lệ của mình thì chúng ta “có thể đứng lên làm chứng cho [Ngài] sau này” và sẽ “biết chắc rằng Đức Chúa Trời, có đến viếng thăm dân [Ngài] trong cơn đau khổ của họ” (Mô Si A 24:14)—và những thói nghiện của họ!

Hãy Vui Vẻ Lên

Nếu anh chị em đang phải vật lộn với thói nghiện, hãy nhớ rằng với sự giúp đỡ của Chúa thì thời gian này có thể là mảnh đất phong phú để nuôi dưỡng các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô. Khi gia tăng lòng khiêm nhường, anh chị em sẽ có thể học được sự kiên nhẫn, lòng trắc ẩn, sự nhịn nhục, và nhu mì.

Hãy họp vớ?i các vị lãnh đạo chức tư tế của anh chị em và những người có thể hỗ trợ cùng sử dụ?ng nhiều công cụ mà Cha Thiên Thượng đã cung cấp để giúp anh chị em tìm kiếm tự do. Hãy trông cậy vào Chúa; khi anh chị em siêng năng noi theo Ngài, thì Ngài có thể biến thử thách đầy nản lòng và thất vọng này thành một cơ hội mạnh mẽ để sàng lọc phần thuộc linh.4

Một Thánh Hữu Ngày Sau ban đầu người Úc, khi so sánh quá khứ của chị với hiện tại, đã nói: “Cuộc sống trước đây của tôi [là] một vùng cỏ dại, hầu như không có một đóa hoa nào mọc giữa đám cỏ dại này. [Nhưng] bây giờ cỏ dại đã biến mất rồi và các bông hoa đã mọc lên thế chỗ cho chúng.”5

Khi anh chị em và tôi liên tục nhổ cỏ khu vườn của chúng ta và tìm tới Chúa trong những thử thách của mình thì chúng ta sẽ nhận được lời hứa ban cho dân An Ma: “Hãy vui vẻ lên, vì ngày mai ta sẽ giải thoát các ngươi khỏi vòng nô lệ” (Mô Si A 24:16).

Hãy tiếp tục nhổ cỏ—nó đáng bõ công cho mùa gặt lắm đấy!

Ghi Chú

  1. Spencer W. Kimball, “Jesus: The Perfect Leader,” Ensign, tháng Tám năm 1979, trang 5.

  2. Xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:42–44.

  3. Xin xem 2 Cô Rinh Tô 12:9; Ê The 12:27.

  4. Xin xem Ê Sai 51:3.

  5. Martha Maria Humphreys, được trích dẫn trong Marjorie Newton, Southern Cross Saints: The Mormons in Australia (năm 1991), trang 158.