2006
Quyền Năng của Tính Kiên Nhẫn
Tháng Mười Một năm 2006


Quyền Năng của Tính Kiên Nhẫn

Tính kiên nhẫn có thể được nghĩ là một đức tính mà đưa đến các đức tính khác và đóng góp sự tăng trưởng và sức mạnh cho các đồng đức tính khác của nó là đức tính tha thứ, khoan dung và đức tin.

Tôi biết ơn biết bao các thánh thư ngày sau về các đức tính cơ bản của Ky Tô hữu.

Sách Mặc Môn cung ứng sự hiểu biết sâu sắc về mối liên hệ giữa tính kiên nhẫn và lòng bác ái. Mặc Môn, sau khi nêu lên rằng nếu một người “không có lòng bác ái thì người đó chẳng ra gì cả, vậy nên người đó cần phải có lòng bác ái,” tiếp tục kể ra 13 yếu tố của lòng bác ái, hay là tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô. Thật là thú vị khi tôi thấy rằng 4 trong số 13 yếu tố của đức tính cần phải có này có liên quan đến tính kiên nhẫn (xin xem Mô Rô Ni 7:44–45).

Trước hết, “lòng bác ái có thể nhịn nhục lâu dài.” Đó là tất cả những gì về tính kiên nhẫn. Lòng bác ái “không dễ bị khiêu khích” là một khía cạnh khác của đức tính này, cũng giống như lòng bác ái “chịu đựng mọi sự.” Và cuối cùng, lòng bác ái “nhẫn nại mọi sự” chắc chắn là một sự biểu lộ của tính kiên nhẫn (Mô Rô Ni 7:45). Từ các yếu tố định rõ này thì hiển nhiên là nếu không có tính kiên nhẫn tô điểm cho linh hồn của chúng ta, thì chúng ta sẽ phải tự xem mình khá thấp kém về phương diện có được cá tính giống như Đấng Ky Tô.

Trong Kinh Thánh, Gióp tiêu biểu cho tính kiên nhẫn điển hình thời xưa đó. Mặc dù bị mất cơ ngơi đồ sộ của ông, kể cả con cái của ông, nhưng nhờ vào đức tin bền bỉ của ông, Gióp đã có thể thốt lên rằng: “Đức Giê Hô Va đã ban cho, Đức Giê Hô Va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê Hô Va.” Qua tất cả nỗi thống khổ và đau đớn của ông, “Gióp không phạm tội, và chẳng nói phạm thượng cùng Đức Chúa Trời” (Gióp 1:21–22).

Đã bao lần chúng ta nghe những người bị áp chế đã nói phạm thượng: “Tại sao Thượng Đế có thể làm điều này với tôi?” trong khi thật sự thì họ cần phải tìm cách “chịu đựng” và “nhẫn nại mọi sự.”

Các tấm gương kiên nhẫn lớn nhất trong thánh thư được tìm thấy nơi cuộc sống của Chúa Giê Su Ky Tô. Nỗi nhịn nhục và sự chịu đựng của Ngài đã được cho thấy rõ nhất vào cái đêm đau đớn đó trong Vườn Ghết Sê Ma Nê khi Ngài thốt ra trong nỗi thống khổ cùng cực của Ngài: “Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén này lìa khỏi con! Song không theo ý muốn con, mà theo ý muốn Cha” (Ma Thi Ơ 26:39). Ngài thật sự đau khổ, chịu đựng và nhẫn nại mọi sự.

Trong khi bị đóng đinh trên cây thập tự ở Đồi Sọ, Đấng Ky Tô đã tiếp tục nêu gương kiên nhẫn trọn vẹn của Ngài khi Ngài thốt ra những lời phi thường: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Lu Ca 23:34).

Những tấm gương kiên nhẫn này có ý nghĩa lớn lao hơn đối với chúng ta khi chúng ta suy xét về lời khuyên dạy được tìm thấy trong 3 Nê Phi: “Vậy nên, các ngươi nên là những người như thế nào? Quả thật, ta nói cho các người hay, các ngươi phải giống như ta vậy” (3 Nê Phi 27:27).

Vài câu thánh thư nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính kiên nhẫn. Tôi xin chỉ nói đến một vài câu thánh thư:

“Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (Gia Cơ 1:19).

“Tuy nhiên, Chúa thấy cần phải sửa phạt dân Ngài; phải, Ngài thử lòng kiên nhẫn và đức tin của họ” (Mô Si A 23:21).

Trong Mô Si A, Vua Bên Gia Min chỉ dạy cho chúng ta rằng chúng ta sẽ là con người thiên nhiên, kẻ thù của Thượng Đế trừ phi chúng ta chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh nhờ vào tính kiên nhẫn của mình và các đức tính khác (xin xem Mô Si A 3:19).

Joseph Smith đã nói: “Tính kiên nhẫn là siêu phàm” (History of the Church, 6:427).

Tính kiên nhẫn có quan trọng và xứng đáng với sự suy ngẫm và mưu cầu của chúng ta không? Chắc chắn là có nếu chúng ta chịu tránh sự phân loại thấp kém của điều “chẳng ra gì cả” mà được gán cho những người không có lòng bác ái; Có, nếu chúng ta không muốn làm con người thiên nhiên là một kẻ thù của Thượng Đế. Có, nếu chúng ta muốn được siêu phàm. Có, nếu chúng ta muốn cố gắng để trở thành theo thể cách của Đấng Ky Tô.

Con người thiên nhiên, thiếu kiên nhẫn là chỉ về chúng ta. Chúng ta thấy con người này được biểu lộ trong những tin tức thời sự về cha mẹ, trong một cơn thịnh nộ, hành hạ đứa con, có khi cho đến chết. Trên xa lộ của chúng ta, những việc xô xát xảy ra vì tính thiếu kiên nhẫn khi di chuyển hoặc cơn thịnh nộ trên đường đi đưa đến những tai nạn đầy bạo động và đôi khi cái chết.

Ở một mức độ kém bi thảm hơn nhưng phổ biến nhiều hơn là cơn giận dữ và những lời nói cay nghiệt thốt ra khi phản ứng với những khách hàng đang sắp hàng và nhích đi rất chậm, những cú điện thoại chào hàng liên tục, hoặc các trẻ em chậm phản ứng đối với những lời chỉ dẫn của chúng ta. Bất cứ những điều này nghe có quen thuộc không?

May mắn thay, hiếm khi có những câu chuyện được xem là kỳ diệu về tính kiên nhẫn được kể lại. Mới gần đây tôi đã tham dự đám tang của một người bạn lâu năm. Đứa con trai của người ấy đã kể lại một câu chuyện tuyệt vời về tính kiên nhẫn của cha mẹ nó. Khi đứa con trai còn niên thiếu, thì cha của nó làm chủ một đại lý bán xe gắn máy. Một ngày nọ, họ nhận được một chuyến hàng về các chiếc xe gắn máy mới toanh và họ đậu chúng thành hàng trong cửa tiệm. Đứa bé trai đã làm điều mà hầu như mọi đứa bé trai đều thường làm và nó trèo lên trên một chiếc xe đậu gần nhất. Nó còn bắt đầu mở máy xe vì các chìa khóa nằm ngay chỗ mở máy đó. Thế rồi, khi nó nhận ra rằng nó đã gần vượt qua giới hạn cho phép của nó thì nó nhảy xuống. Nó hoảng sợ khi thấy rằng cái nhảy của nó xuống khỏi xe đã làm đổ chiếc xe gắn máy đầu tiên. Rồi thì, giống như một dãy quân cờ đô mi nô, các chiếc xe gắn máy khác đều đổ ngã xuống, chiếc này tiếp theo chiếc kia. Cha của nó nghe động và nhìn ra từ sau bức vách ngăn nơi ông đang làm việc. Ông mỉm cười nhẹ và nói: “Ôi thôi con ơi, chúng ta cần phải sửa một chiếc xe gắn máy ngay và bán nó để chúng ta có thể trả tiền cho những chiếc khác.”

Tôi nghĩ rằng phản ứng của người bạn tôi là tấm gương toàn hảo về tính kiên nhẫn của cha mẹ.

Tính kiên nhẫn có thể được nghĩ là một đức tính mà đưa đến các đức tính khác và đóng góp sự tăng trưởng và sức mạnh cho các đồng đức tính khác của nó là đức tính tha thứ, khoan dung và đức tin. Khi Phi E Rơ hỏi Đấng Ky Tô ông phải tha lỗi cho anh em của ông bao nhiêu lần thì Đấng Ky Tô đã đáp: “Bảy mươi lần bảy,” thay vì chỉ bảy lần như Phi E Rơ đề nghị (xin xem Ma Thi Ơ 18:21–22). Việc tha thứ bảy mươi lần bảy chắc chắn phải mất đi một số lớn sự kiên nhẫn.

Anh Cả Neal A. Maxwell đã liên kết tính kiên nhẫn cùng với đức tin khi ông dạy: “Tính kiên nhẫn được gắn bó chặt chẽ với đức tin nơi Cha Thiên Thượng của chúng ta. Thật ra, chúng ta thiếu kiên nhẫn quá đáng, chúng ta cho là chúng ta biết điều gì tốt nhất—tốt hơn điều Thượng Đế biết. Hoặc, ít nhất chúng ta quả quyết rằng lịch trình của chúng ta thì tốt hơn của Ngài” (“Patience,” Ensign, tháng Mười năm 1980, 28).

Chúng ta chỉ có thể tăng trưởng trong đức tin nếu chúng ta sẵn lòng chờ đợi một cách kiên nhẫn các mục đích của Thượng Đế và các mẫu mực mà sẽ được cho thấy trong cuộc sống của chúng ta, theo lịch trình của Ngài.

Vì tính thiếu kiên nhẫn là điều tự nhiên, làm thế nào chúng ta phát triển nơi cá tính của mình đức tính kiên nhẫn thiêng liêng? Làm thế nào chúng ta thay đổi hành vi của mình từ con người thiên nhiên thành tấm gương kiên nhẫn, toàn hảo, tức là Chúa Giê Su Ky Tô?

Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng việc làm điều đó thì rất cần thiết, nếu chúng ta muốn vui hưởng trọn vẹn các phước lành của phúc âm phục hồi. Sự hiểu biết như vậy có thể thúc đẩy chúng ta để:

  1. Đọc mỗi câu thánh thư trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư được liệt kê dưới đề tài “kiên nhẫn” và rồi suy ngẫm về các tấm gương kiên nhẫn của Đấng Ky Tô.

  2. Tự đánh giá để xác định chúng ta đang ở đâu trong thước đo lường tính kiên nhẫn. Chúng ta phải cần kiên nhẫn thêm bao nhiêu nữa để trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn? Dự án tự đánh giá này rất khó khăn. Chúng ta có thể yêu cầu người phối ngẫu hoặc một người khác trong gia đình giúp đỡ chúng ta.

  3. Nhạy cảm đối với những tấm gương kiên nhẫn và thiếu kiên nhẫn mà xảy ra chung quanh chúng ta mỗi ngày. Chúng ta cần nên cố gắng bắt chước những người mà chúng ta xem là những người kiên nhẫn.

  4. Tái cam kết mỗi ngày để trở nên kiên nhẫn hơn, và chắc chắn giữ cho người mà được chọn từ trong gia đình của mình tham dự vào dự án kiên nhẫn của mình.

Điều này nghe như cần phải làm rất nhiều việc nhưng để hoàn thành bất cứ mục tiêu đáng giá nào thì cần phải làm việc khó nhọc. Và việc khắc phục được con người thiên nhiên và cố gắng trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn trong sự kiên trì của chúng ta là một mục tiêu thích đáng nhất. Tôi cầu nguyện rằng chúng ta sẽ theo đuổi con đường này với sự siêng năng và tận tụy.

Tôi làm chứng rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô và rằng Ngài đứng đầu trong Giáo Hội này, hướng dẫn chúng ta qua một vị tiên tri tại thế và ban phước cho mỗi nỗ lực lớn lao của chúng ta để trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn. Và tôi làm chứng như vậy trong thánh danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.