2007
Ý Kiến Bổ Túc Giờ Chia Sẻ, tháng Mười năm 2007
Tháng Mười năm 2007


Ý Kiến Bổ Túc Giờ Chia Sẻ, tháng Mười năm 2007

Sau đây là những ý kiến bổ túc mà các vị lãnh đạo Hội Thiếu Nhi có thể dùng với Giờ Chia Sẻ đăng trong tạp chí Liahona tháng Mười năm 2007. Để có bài học, những lời chỉ dẫn, và sinh hoạt mà tương ứng với những ý kiến này, xin xem “Niềm Vui của Ngươi Sẽ Được Lớn Lao Biết Bao” ở TBH4 và TBH5 của phần thiếu nhi trong số báo này.

  1. Trước khi đến lớp Thiếu Nhi, hãy vẽ hình các con chiên (hãy xem sách học Hội Thiếu Nhi 2, bài học 23, hoặc sách học Hội Thiếu Nhi 1 hình 1–8 để có mẫu hình). Làm hình hai con chiên cho mỗi em, một con để trống và một con với tên của đứa trẻ được viết trên đó. Dán hình các con chiên lên trên tường của phòng học của Hội Thiếu Nhi.

    Đọc Giăng 10:14. Giúp các em hiểu được sự so sánh mà Chúa Giê Su đã làm. Nói cho các em ấy biết rằng mỗi em cũng giống như một con chiên và Chúa Giê Su là Đấng chăn chiên hoặc vị lãnh đạo. Cheryl Lant, chủ tịch trung ương của Hội Thiếu Nhi, có nói: “Chúa Giê Su biết rõ mỗi trẻ em mà Ngài đã ban phước trong câu chuyện của Kinh Tân Ước. Ngài biết mỗi trẻ em người Nê Phi, và Ngài biết mỗi trẻ em ngày nay. Ngài muốn mỗi em phải cảm nhận được tình yêu thương của Ngài. Ngài muốn mỗi em phải học hỏi lời Ngài và đạt được một chứng ngôn. Ngài muốn mỗi em phải nhận được các phước lành của thiên thượng mà có được nhờ vào việc sống ngay chính” (“Feed My Lambs,” bài nói chuyện trong lễ khánh thành Hội Thiếu Nhi, tháng Chín năm 2006).

    Dán Bộ Họa Phẩm Phúc Âm 240 (Chúa Giê Su Ky Tô) ở phía trước phòng. Mời các em tìm ra con chiên có ghi tên của các em và mang chúng đến Đấng Chăn Lành. Yêu cầu người đánh dương cầm chơi nhạc nhỏ trong khi các em, từng dãy một, tìm ra các con chiên của mình và mang chúng ra phía trước. Khi tất cả các em đã có cơ hội làm như vậy rồi thì hãy nhắc các em nhớ rằng có nhiều chiên mà chưa vào chung với bầy tức là đến với Hội Thiếu Nhi. Đọc Lu Ca 15:4. Yêu cầu người đánh dương cầm chơi nhạc lại, và mời mỗi em chọn ra một trong số các con chiên không có ghi tên ai. Mời các em nghĩ đến một người nào đó mà các em có thể mời đến với bầy. Bảo các em viết tên của người ấy lên trên con chiên và mang nó về nhà để nhắc cho các em nhớ mời “con chiên” này đi theo Đấng Chăn Lành.

    Hãy làm chứng rằng Chúa Giê Su là Đấng Chăn Lành và rằng Ngài đã phó mạng sống của Ngài cho chúng ta, là các con chiên của Ngài.

  2. Mời một tín hữu tích cực của Giáo Hội đến Hội Thiếu Nhi giả làm người tầm đạo—một người nào đó mà những người truyền giáo đang giảng dạy. Yêu cầu người khách đó viết một dấu hỏi lớn trên một tờ giấy và dán nó vào áo của người đó. Yêu cầu người khách lấy một vài dấu hỏi ra khỏi túi áo hoặc túi xách tay. Giải thích rằng người này có rất nhiều câu hỏi. Hỏi các em là các em có nghĩ rằng các em biết rõ phúc âm đủ để trả lời những câu hỏi của người tầm đạo không. Giải thích rằng các anh chị em sẽ chơi trò chơi hỏi đáp. Phần khó nhất là các em phải hát lên tất cả các câu trả lời của các em.

    Yêu cầu người khách bắt đầu bằng cách hỏi các em: “Các em là ai?” Yêu cầu người đánh dương cầm chơi nhẹ phần mở đầu của bài “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58), rồi bảo các em trả lời câu hỏi bằng cách hát bài ca đó. Lặp lại thêm với những câu hỏi và những bài ca. Sau mỗi bài ca, yêu cầu người khách lặp lại câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ, “Ồ, tôi hiểu rồi. Chúng ta đều là con cái của Thượng Đế và đã được gửi đến nơi đây vì Ngài yêu thương chúng ta.“ Những câu hỏi khác với những câu trả lời bằng nhạc có thể gồm có: ”Tôi sống ở đâu trước khi tôi sinh ra?“ ”Đức tin là gì?“ ”Joseph Smith nhận được Sách Mặc Môn từ đâu?“ Hãy để các em quyết định bài ca nào để hát nhằm trả lời mỗi câu hỏi, và chỉ đưa ra lời gợi ý khi nào các em cần mà thôi.

    Giúp các em hiểu rằng các em học phúc âm qua các bài ca Hội Thiếu Nhi. Làm chứng về phúc âm và về giá trị của âm nhạc trong việc học hỏi và giảng dạy phúc âm.