2002
Hiến Dâng Việc Làm của Ngươi
THÁNG BẢY NĂM 200


Hiến Dâng Việc Làm của Ngươi

Trong khi suy ngẫm và theo đuổi sự hiến dâng, việc chúng ta cảm thấy run sợ trước những gì có thể đòi hỏi thì có thể hiểu được. Tuy nhiên, Chúa đã an ủi: “Ân điển của ta đã đủ cho các ngươi rồi” (GLGƯ 17:8).

Những lời nhận xét này được đưa ra cho những người không hoàn hảo nhưng vẫn cố gắng sống theo như những người có đức tin. Và như thường lệ, người cần nghe bài nói chuyện này nhất chính là tôi.

Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng sự hiến dâng chỉ là cống hiến những của cải vật chất của mình khi được Thượng Đế chỉ thị cho chúng ta. Nhưng sự hiến dâng thực sự là sự tự hiến mình lên Thượng Đế. Tấm lòng, tâm hồntâm trí (lòng, linh hồn, ý ) là những chữ chính yếu mà Đấng Ky Tô dùng khi mô tả giáo lệnh đầu tiên mà phải được thực hành liên tục chứ không phải thỉnh thoảng (xin xem Ma Thi Ơ 22:37). Nếu tuân giữ được giáo lệnh này, thì việc làm của chúng ta sau đó sẽ được hiến dâng trọn vẹn cho sự an lạc trường cửu của phần thuộc linh chúng ta (xin xem 2 Nê Phi 32:9).

Sự tuân giữ hoàn toàn giáo lệnh này gồm có việc chịu phối hợp các cảm nghĩ, ý tưởng, lời nói và hành động, là điều trái ngược với sự thờ ơ xa lạ: “Vì làm sao một người có thể nhận biết được chủ mà mình chưa bao giờ phục vụ, là một người xa lạ đối với mình, xa lạ cả trong ý tưởng lẫn ý muốn trong tâm hồn mình?” (Mô Si A 5:13).

Nhiều người bác bỏ sự hiến dâng bởi vì dường như nó quá trừu tượng hay khó hiểu. Tuy nhiên, đối với những người có lòng trong số chúng ta trải qua sự bất mãn của Thượng Đế bởi vì sự tiến triển của nỗ lực họ bị gián đoạn do tính trì hoãn. Do đó, lời khuyên dạy đầy yêu thương được ban ra với sự xác nhận các anh chị em đã đi đúng hướng, lời khích lệ để các anh chị em tiếp tục con đường mình đang đi và lời an ủi khi mỗi cá nhân chúng ta trải qua nhiều khó khăn trước mặt.

Sự tuân phục phần thuộc linh không phải được thực hiện trong một chốc lát, mà qua sự cải thiện dần dần và bằng cách sử dụng liên tục từng bước một. Những bước là nhằm mục đích ít nhất mỗi lần đi từng bước một. Cuối cùng ý muốn của chúng ta có thể được “lọt vào trong ý muốn của Đức Chúa Cha” khi chúng ta “sẵn sàng chấp nhận… chẳng khác chi trẻ con thuần phục cha mình vậy” (xin xem Mô Si A 15:7; 3:19). Nếu không, mặc cho nỗ lực cố gắng của mình, chúng ta cũng sẽ tiếp tục cảm thấy bất an vì ảnh hưởng sôi động của thế gian làm cho chúng ta phần nào bị phân tâm.

Những ví dụ gồm có sự hiến dâng của cải thì thật thích đáng. Khi A Na Nia và Sa Phi Ra bán tất cả gia sản của mình, thì họ “giữ lại một phần tiền giá bán” (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 5:1–11). Nhiều người trong chúng ta khư khư ôm lấy một “phần” đặc biệt nào đó, xem những mối cảm xúc của mình như của cải vật chất của mình. Do đó, dù cho chúng ta đã hiến dâng mọi thứ khác, nhưng phần cuối cùng là phần khó nhất để cống hiến. Vâng, phải công nhận, việc dâng hiến một phần cũng là điều đáng khen, nhưng điều đó ít nhiều giống như lời bào chữa: “Tôi có hiến tặng ở chỗ làm việc rồi” (xin xem Gia Cơ 1:7–8).

Chẳng hạn, chúng ta có thể có được một vài kỹ năng đặc biệt nào đó mà chúng ta lầm tuởng bằng cách này hay bằng cách khác là chúng thuộc về chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục khư khư ôm lấy chúng hơn là nghĩ đến Thượng Đế, thì chúng ta đang lưỡng lự trước giáo lệnh đầu tiên mà nói đến việc hoàn toàn hiến dâng. Bởi vì Thượng Đế ban cho chúng ta “hơi thở… từ giai đoạn này qua giai đoạn khác,” thì nỗi phấn khích hân hoan về những sự việc làm chúng ta xao lãng không đáng để nói đến! (Mô Si A 2:21).

Một vật chướng ngại xuất hiện khi chúng ta phục vụ Thượng Đế một cách hào phóng về thời giờ và tiền bạc nhưng vẫn còn giữ lại những phần trong thâm tâm mình, điều đó có nghĩa là chúng ta chưa thuộc về Ngài trọn vẹn!

Một số người gặp khó khăn khi những nhiệm vụ đặc biệt làm họ cảm thấy mất đi thú vị trong đời. Tuy nhiên, Giăng Báp Tít là mẫu người mà nói về nhóm môn đồ của Chúa Giê Su đang tăng trưởng: “Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống” (Giăng 3:30). Khi chúng ta lầm tưởng rằng những công việc được giao phó cho mình là dấu chỉ duy nhất về tình yêu thương xiết bao của Thượng Đế cho chúng ta thì chỉ làm tăng thêm sự miễn cưỡng của chúng ta để hiến dâng. Thưa các anh chị em, giá trị cá nhân của chúng ta đã được Thượng Đế quy định là “lớn lao”; nó không lên xuống, thay đổi như thị trường chứng khoán.

Những bực bước khác vẫn chưa dùng đến bởi vì, giống như người trai trẻ giàu có, ngay chính, chúng ta chưa sẵn lòng thú nhận có những phương diện yếu kém khác trong cuộc sống của chúng ta (xin xem Mác 10:21). Do đó đã lộ ra còn tính ích kỷ .

Việc tránh hiến dâng xảy ra trong rất nhiều cách thức. Chẳng hạn, vương quốc trung thiên sẽ gồm có “những người danh giá,” rõ ràng không phải là những người làm chứng dối. Vậy mà họ vẫn “không quả cảm trong việc làm chứng về Chúa Giê Su” (GLGƯ 76:75, 79). Cách tốt nhất để làm chứng một cách quả cảm về Chúa Giê Su là luôn trở nên giống như Ngài hơn, và chính sự hiến dâng đó đã tạo ra đặc tính được giống như Đấng Ky Tô (xin xem 3 Nê Phi 27:27).

Khi chúng ta cố gắng đối phó với những thử thách kể trên, thì sự tuân phục phần thuộc linh rất hữu ích và cần thiết cho chúng ta—đôi khi giúp chúng ta “từ bỏ” những sự việc, ngay cả cuộc sống hữu diệt, những lần khác thì “giữ chặt,” và những lần khác nữa thì sử dụng bực bước kế tiếp (xin xem 1 Nê Phi 8:30).

Nhưng nếu chúng ta thiếu hy vọng nơi viễn ảnh tương lai, thì việc bước những bực kế tiếp dường như có thể rất khó khăn. Mặc dù họ đã biết Thượng Đế ban phước cho dân Y Sơ Ra Ên để thoát khỏi tay của Pha Ra Ôn đầy quyền uy và quân đội của vua, nhưng hai người thiển cận La Man và Lê Miêu vẫn thiếu đức tin nơi Thượng Đế để giúp họ đối phó với La Ban chỉ là một thường dân.

Chúng ta cũng có thể bị phân tâm mà xao lãng nếu chúng ta quá lo lắng để làm hài lòng những người có quyền hơn chúng ta trong lãnh vực công việc làm và nghề nghiệp của chúng ta. Việc làm hài lòng “những thần khác” thay vì Đấng Thượng Đế chân chính cũng vi phạm giáo lệnh đầu tiên (Xuất Ê Díp Tô Ký 20:3).

Đôi khi chúng ta còn bênh vực cho tính khí riêng của mình, như thể những sự biểu lộ này bằng cách này hay bằng cách khác tạo thành đặc tính cá nhân của mình. Trong một chừng mực nào đó, vai trò môn đồ là một “cuộc đấu thể thao,” như Tiên Tri Joseph đã làm chứng:

“Tôi là một tảng đá lớn, gồ ghề… và tôi chỉ nhận được sự mài dũa khi một góc cạnh nào đó bị chà xát bởi vì đụng chạm với một vật khác, giáng xuống với lực đầy gia tốc… . Do đó tôi sẽ trở thành một mũi tên nhẵn và láng trong bao đựng tên của Đấng Toàn Năng” (Teachings of the Prophet Joseph Smith, do Joseph Fielding Smith [1976] tuyển chọn, 304).

Bởi vì đầu gối thường quỳ xuống trước khi trí óc chịu tuân phục, việc giữ lại “phần” này làm cho một số người tài trí nhất không tham gia vào công việc của Thượng Đế. Thật là điều tốt hơn để được khiêm hòa giống như Môi Se, là người học biết những điều mà ông “không bao giờ nghĩ tới” (Môi Se 1:10). Vậy mà, buồn thay, thưa các anh chị em, vì mối tương quan phức tạp giữa quyền tự quyết và cá tính, nên có quá nhiều sự do dự trong việc hiến dâng. Sự tuân phục ý nghĩ là thực sự một thắng lợi, vì rồi đây nó sẽ đưa dẫn chúng ta đến những đường lối tiến triển “cao hơn” của Thượng Đế! (xin xem Ê Sai 55:9).

Buồn cười thay, sự lưu tâm quá đáng, ngay cả những điều tốt lành, cũng có thể làm giảm bớt lòng tận tụy của chúng ta đối với Thượng Đế. Chẳng hạn, một người có thể quá ham mê thể thao và những hình thức trau chuốc thân thể mà chúng ta thấy trong số chúng ta. Một người có thể kính trọng thiên nhiên như vậy mà thờ ơ trước Thượng Đế là Đấng sáng tạo của thiên nhiên. Một người có thể đặc biệt quan tâm đến âm nhạc hay một nghề nghiệp xứng đáng. Trong những hoàn cảnh như thế, “điều hệ trọng hơn hết” thì lại thường bị bỏ quên (Ma Thi Ơ 23:23; xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 2:16). Chỉ có Đấng Tối Cao mới có thể hướng dẫn chúng ta một cách trọn vẹn đến điều được xem là cao quý nhất mà các anh chị em và tôi có thể làm.

Chúa Giê Su đã nhấn mạnh đến hai giáo lệnh lớn hơn hết (xin xem Ma Thi Ơ 22:40). Giáo lệnh đầu tiên không được bỏ qua một bên chỉ vì sự thiết tha theo đuổi một điều kém hơn, bởi vì chúng ta không tôn thờ một vị thần thấp hơn.

Trước khi vui hưởng kết quả của những nỗ lực ngay chính, trước hết chúng ta hãy thừa nhận bàn tay của Thượng Đế. Nếu không, sẽ có những lý luận như : “Ấy nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp này” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:17). Hoặc chúng ta tự “khoe khoang,” như Y Sơ Ra Ên thời xưa đã làm (ngoại trừ đạo binh của Ghê Đê Ôn có dụng tâm để có ít người), bằng cách khoác lác rằng “tay tôi đã cứu tôi” (Các Quan Xét 7:2). Việc khoác lác về “tay” của mình làm cho khó khăn thêm để thú nhận bàn tay của Thượng Đế trong mọi sự việc (xin xem An Ma 14:11; GLGƯ 59:21).

Tại một nơi tên là Mê Ri Ba, Môi Se, một trong những người cao trọng nhất từ xưa đến giờ, mệt mỏi vì bị dân chúng kêu gào đòi nước. Môi Se liền “nói những lời vô ý ,” khi thốt lên: “Chúng ta há dễ khiến nước chảy ra cho các ngươi được sao?” (Thi Thiên 106:33; Dân Số Ký 20:10; xin xem thêm Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:21). Chúa đã dạy cho Môi Se thật là phi thường đó qua việc sử dụng sai đại danh từ ở trên (đáng lẽ phải sử dụng đại danh từ “Ngài” thay vì “chúng ta”) và sau đó đã làm cho ông được vinh hiển. Chúng ta sẽ được tốt lành nếu chúng ta khiêm hòa như Môi Se (xin xem Dân Số Ký 12:3).

Chúa Giê Su chưa từng bao giờ đánh mất tiêu điểm của Ngài! Mặc dù Ngài đi khắp nơi để làm rất nhiều điều thiện, Ngài luôn biết rằng Sự Chuộc Tội đang chờ đợi nên cầu khẩn với sự hiểu biết: “Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này! Nhưng ấy cũng vì sự đó mà Con đến giờ này” (Giăng 12:27; xin xem thêm 5:30; 6:38).

Trong khi các anh chị em và tôi phát triển thêm tình yêu thương, lòng kiên nhẫn, và tính khiêm hòa, thì chúng ta càng hiến dâng thêm lên Thượng Đế và nhân loại. Ngoài ra, không một ai nhận được sự ban cho thích đáng trong cuộc sống như chúng ta.

Vâng, phải công nhận rằng, những bước đưa chúng ta vào môi trường thử thách mới mà chúng ta có thể rất miễn cưỡng để chịu đối phó. Do đó, những người thành công trong việc sử dụng những bước là những động cơ thúc đẩy mạnh mẽ cho chúng ta. Chúng ta thường lưu ý hơn đến những người mà chúng ta âm thầm ngưỡng mộ. Đứa con trai phá của khi bị đói khát đã nhớ lại thức ăn trong nhà mình, nhưng nó cũng gợi lại bởi những kỷ niệm khác, nên đã nói rằng: “Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha” (Lu Ca 15:18).

Trong việc cố gắng cho sự chịu tuân phục cuối cùng, ý muốn của chúng ta vạch ra tất cả mọi điều mà chúng ta thực sự cần dâng lên Thượng Đế bằng cách nào đó. Các món quà thông thường và nguồn gốc của chúng mà chúng ta dâng lên Ngài có thể được chính thức đóng dấu với chữ “Trả lại Người Gửi,” với chữ viết hoa NG. Ngay cả khi Thượng Đế nhận món quà được gửi trả lại này, người trung tín trọn vẹn cũng sẽ nhận được “tất cả những gì [Ngài] có” (GLGƯ 84:38). Thật là một giá trao đổi đầy lợi cho chúng ta!

Trong lúc ấy, vẫn còn một số sự thực: Thượng Đế đã ban cho chúng ta cuộc sống, quyền tự quyết, tài năng, và cơ hội; Ngài đã ban cho chúng ta của cải; Ngài đã ban cho chúng ta khoảng thời gian được định để sống trên trần thế kèm theo những hơi thở cần thiết (xin xem GLGƯ 64:32). Được hướng dẫn bởi sự hiểu biết như thế, chúng ta sẽ tránh làm những lỗi lầm ít nhiều nghiêm trọng. Việc chúng ta phạm vào một số lỗi lầm này khi chúng ta đánh giá thấp những điều hệ trọng thì đưa đến kết quả rất tệ hại!

Thảo nào, Chủ Tịch Hinckley đã nhấn mạnh đến việc chúng ta là dân giao ước, nhấn mạnh đến các giao ước Tiệc Thánh, tiền thập phân, và đền thờ, và dẫn chứng rằng sự hy sinh là “tính chất thiết yếu của Sự Chuộc Tội.” (Teachings of Gordon B. Hinckley [1997], 147).

Sự tuân phục kỳ diệu được Đấng Cứu Rỗi thực hiện khi Ngài đối phó với nỗi thống khổ và đau đớn của Sự Chuộc Tội, và “mong muốn khỏi phải uống chén đắng cay ấy để khỏi phải co rúm” (GLGƯ 19:18). Là những con người hèn mọn và bất toàn, chúng ta gặp những thử thách và mong muốn bằng cách nào đó không phải chịu đựng những thử thách đó.

Hãy suy ngẫm điều này. Giáo vụ của Chúa Giê Su quan trọng như thế nào nếu Ngài đã thực hiện những phép lạ khác chứ không làm phép lạ siêu việt trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và ở Calvary? Những phép lạ khác của Ngài để kéo dài cuộc sống và chịu ít đau khổ—đối với một số người. Nhưng làm thế nào những phép lạ này có thể so sánh được với phép lạ lớn lao nhất của Sự Phục Sinh cho tất cả mọi người? (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:22). Những ổ bánh và cá được làm cho có gấp nhiều lần đã cho một đám đông người đói khát được ăn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu những người nhận được thức ăn đó lại sẽ đói, trong khi những người dự phần vào Bánh của Sự Sống thì sẽ không bị đói nữa (xin xem Giăng 6:51, 58).

Trong khi suy ngẫm và theo đuổi sự hiến dâng, việc chúng ta cảm thấy run sợ trước những gì có thể đòi hỏi thì có thể hiểu được. Tuy nhiên, Chúa đã an ủi: “Ân điển của ta đã đủ cho các ngươi rồi” (GLGƯ 17:8). Chúng ta có thực sự tin nơi Ngài không? Ngài cũng đã hứa là sẽ làm cho những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ (xin xem Ê The 12:27). Chúng ta có thực sự sẵn lòng tuân phục tiến trình đó không? Tuy nhiên, nếu chúng ta mong muốn huởng nhận được trọn vẹn thì chúng ta không thể giữ lại một phần mà không hiến dâng!

Việc để những ý muốn của mình càng lúc càng nhiều lọt vào trong ý muốn của Đức Chúa Cha thực sự có nghĩa là gia tăng tính chất cá nhân, nới rộng và có khả năng hơn để tiếp nhận “tất cả những gì [Ngài] có” (GLGƯ 84:38). Ngoài ra, làm thế nào chúng ta có thể được giao phó với “tất cả những gì” của Ngài cho đến khi ý muốn của chúng ta được giống như của Ngài hơn? Mà “tất cả những gì” của Ngài cũng không thể được biết ơn trọn vẹn bởi những người chỉ cam kết một phần.

Thật ra, chính là tiềm năng của mình mà chúng ta lừa lọc bằng cách giữ lại “một phần” nào đó. Do đó không cần phải hỏi “Lạy Chúa, có phải tôi không?” (Ma Thi Ơ 26:22). Đúng hơn, chúng ta hãy hỏi về các vật chướng ngại của mình: “Lạy Chúa, có phải nó là vật chướng ngại của con không?” Chúng ta có thể đã biết được câu trả lời từ lâu lắm rồi và có thể cần giải quyết vấn đề hơn là chỉ nghe câu trả lời của Ngài.

Hạnh phúc lớn nhất trong kế hoạch bao dung của Thượng Đế cuối cùng được dành cho những người sẵn lòng để phát triển và trả cái giá để đi vào vương quốc của Ngài. Thưa các anh chị em, “hãy đến, chúng ta lại theo đuổi cuộc hành trình” (“Come, Let Us Anew,” Hymns, số 217).

Trong tôn danh của Chúa với cánh tay dang rộng đón chờ chúng ta (xin xem GLGƯ 103:17; 136:22), chính là Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.